Vấn đề lưu ý trước khi Đăng ký kinh doanh

Một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp. Quý khách hàng có thể tham khảo những vấn đề sau đây trước khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Chức danh

Chức danh của đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có thể là:
–  Giám đốc ( Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch công ty ( công ty TNHH một thành viên);
–  Chủ tịch Hội đồng thành viên ( đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên);
–  Chủ tịch Hội đồng quản trị ( đối với công ty cổ phần).

Thực tế, một cá nhân có thể kiêm nhiệm hai chức danh trên nhưng trong điều lệ chỉ nêu 1 trong 2.

Tên doanh nghiệp

Tên của doanh nghiệp phải bảo đảm theo quy định tại Điều 31, 32, 33, 34 – Luật Doanh nghiệp  có thể như sau:

a. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp;
  • Tên riêng.

b. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

 Xem chi tiết tại: Đặt tên doanh nghiệp

Địa chỉ doanh nghiệp

Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố  hoặc Tên xóm, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).


Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Chúng tôi đề nghị bạn lựa chọn dịch vụ văn phòng chia sẻ, văn phòng ảo của G-Office để tiết kiệm chi phí, tăng độ chuyên nghiệp và được tư vấn chuyên sâu tất cả các vấn đề trên đây.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh:

Xem chi tiết  ngành nghề và mã ngành trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

Vốn điều lệ – vốn pháp định:

là tổng số vốn đăng ký của tất cả các thành viên cùng đóng góp. Vốn có thể là hiện kim (tiền Việt Nam, vàng hoặc ngoại tệ đó được qui đổi sang tiền Việt Nam), tài sản khác. Nếu có tài sản khác thì phải kèm theo bảng kê khai từng loại tài sản khác, giá trị còn lại.

nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành phải đảm bảo vốn theo qui định thì phải ghi rõ vốn pháp định của ngành nghề đó và phải có xác nhận của ngân hàng thương mại về việc doanh nghiệp đó có đủ số vốn trên. (Tham khảo danh mục ngành yêu cầu có vốn pháp định)

Loại hình doanh nghiệp

Đối với nhiều người đang có ý định thành lập một Công ty thì việc lựa chọn loại hình Công ty là TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần, hoặc Công ty hợp danh… vẫn luôn là câu hỏi.

Sau đây Gtax xin đưa ra 1 bảng so sánh những điểm chính của các loại hình công ty để Bạn có thể lựa chọn 1 mô hình phù hợp nhất.

LOẠI HÌNH
ƯU ĐIỂM
HẠN CHẾ

Doanh nghiệp Tư nhân

Một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của Doanh nghiệp Không có tư cách pháp nhân
Chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ Doanh nghiệp

Công ty TNHH

Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh

Có tư cách pháp nhân
Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp

 

Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp không có

Công ty Cổ phần

Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh
Có tư cách pháp nhân
Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp
Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát Công ty
Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp thuận lợi, công chúng có thể dễ dàng tham gia vào công ty bằng hình thức mua cổ phiếu của Công ty (tính chất mở của Công ty)

Công ty Hợp danh

Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh
Các thành viên hợp danh có thể hoạt động nhân danh công tyCông ty hoạt động dựa trên uy tín của các thành viên
Các thành viên cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản liên quan đến các hoạt động của Công ty. 

Không có tư cách pháp nhân

 

– Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là:

(i) uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng;

(ii) khả năng huy động vốn;

(iii) rủi ro đầu tư;

(iv) tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp;

(v) tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: Loại hình doanh nghiệp

Nghĩa vụ của doanh nghiệp

  • Hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký và điều kiện giấy phép kinh doanh (nếu có)
  • Lập sổ sách kế toán, sổ đăng ký góp vốn của các thành viên;
  • Chấp hành tốt chế độ báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh cho Phòng Đăng ký kinh doanh; cơ quan thuế và cơ quan thống kê.
  • Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tham khảo thêm: Những điều cần biết khi đăng ký kinh doanh

Leave a Reply