Tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Kế toán Gtax xin giới thiệu đến bạn đọc nội dung rất quan trọng trong lĩnh vực thuế đó là ” Tính thuế Thu nhập doanh nghiệp”, thông qua nội dung bài việt này các bạn sẽ nắm được các kiến thức liên quan như: Phương pháp tính thuế TNDN, Thuế suất, các khoản được trừ khi tính thuế TNDN… Vui lòng xem chi tiết ngay sau đây:

Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp

được quy định như sau:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

tính thuế TNDN thu nhập doanh nghiệp
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất;

Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Là thu nhập tính thuế và thuế suất.

Xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp

  1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
  2. Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
  3. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế.

Xác định doanh thu

Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng. Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ.

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

  • Trừ các khoản chi doanh nghiệp được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
    1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
    2. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
  • Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
    1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;
    2. Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;
    3. Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;
    4. Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;
    5. Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;
    6. Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tế xuất kho;
    7. Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;
    8. Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;
    9. Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;
    10. Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
    11. Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;
    12. Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;
    13. Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;
    14. Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật.
  • Khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh chi phí bằng ngoại tệ.
thuế thu nhập doanh nghiệp
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những căn cứ dùng để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiện tại, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp này bao gồm 02 mức, đó là:

Mức thuế suất 20%

Áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp (kế từ ngày 01/01/2016), trừ trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng thuế suất ưu đãi và các quy định phải áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% sau đây.

Mức thuế suất từ 32% đến 50%

Áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.

Doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí phải gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. 

  • Thuế suất 40%:  Áp dụng với trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
  • Thuế suất 50%: Áp dụng với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí.

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN = (Thu nhập tính thuế Phần trích lập quỹ KH&CN(nếu có)) x Thuế suấtthuế TNDN

Trong đó:

– Thu nhập tính thuế được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập   chịu thuế (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ đượckết chuyển)

 

– Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp chính là khoảng thời gian mà thu nhập doanh nghiệp được xác định.

Doanh nghiệp được lựa chọn kỳ tính thuế theo năm dương lịch hoặc năm tài chính nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước khi làm. Việc thông báo này sẽ được doanh nghiệp thực hiện khi làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp lần đầu với Phòng Đăng ký kinh doanh (nội dung thông báo được thể hiện trong mục “Thông tin đăng ký thuế” của Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp).

Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Năm tài chính ở đây được hiểu là thời kỳ hoạch toán, báo cáo của doanh nghiệp; Nó có thể là năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm hoặc năm 12 tháng khác với năm dương lịch mà Bộ tài chính cho phép doanh nghiệp được áp dụng.

Lưu ý:

  • Đối với doanh nghiệp mới thành lập: kỳ tính thuế có thời gian ngắn hơn 03 tháng sẽ được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo.
  • Đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản: kỳ tính thuế có thời gian ngắn hơn 03 tháng sẽ được cộng với kỳ tính thuế năm trước đó.
  • Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.

Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.

Trên đây kế toán Gtax đã giới thiệu đến bạn bài viết về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp, để tránh sai sót khi thực hiện chúng tôi khuyên Bạn nên sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói & quyết toán thuế của chúng tôi. Kế toán Gtax cam kết  Bạn sẽ hài lòng với chi phí và sự chuyên nghiệp từ nhân viên tư vấn của chúng tôi. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KẾ TOÁN GTAX

  • Trụ sở: Phòng 1901, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
  • CN1: Tầng trệt, Toà nhà Rosana, 60  Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
  • CN2: P.805, Khu B, Toà Nhà IndoChina, 04 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
  • TEL: (028) 2221 6789
  • WEB: https://gtax.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/ketoangtax/

Leave a Reply