Khoản 1 Điều 46 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật đầu tư 2014, Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

+ Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

+ Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật đầu tư 2014 nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

1. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp bao gồm:

+ Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

+ Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định trên tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ , Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và thông báo cho nhà đầu tư. Sau khi nhận được thông báo , tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

2. Cách xác định tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Khi một nhà đầu tư nước ngoài có ý định góp vốn, mua lại phần vốn góp hay cổ phần của một doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam cần xác định giới hạn tỷ lệ dành cho nhà đầu tư nước ngoài qua các bước sau:

Bước 1: Xác định lĩnh vực kinh doanh của công ty:

  • Lĩnh vực kinh doanh đó có chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về vấn đề tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hay không. Nếu có tồn tại một điều ước quốc tế như vậy thì phải tuân thủ quy định tại đó.

Ví dụ: Theo Biểu cam kết WTO thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hành khác và vận chuyển hàng hóa đường thủy nội địa thì tỷ lệ sở hữu vốn tối đa của nhà đầu tư nước ngoài là 49%.

Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để biết chi tiết tỷ lệ vốn góp tối đa của nhà đầu tư nước ngoài.

Ngành nghề Tỷ lệ vốn của bên nước ngoài trong liên doanh Ghi chú
Liên doanh ngân hàng thương mại không vượt quá 50% (trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng chính phủ quyết định) Điều 46 Nghị định 22/2006/NĐ-CP
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ Dưới 50% Điều 3 Nghị định 52/2008/NĐ-CP
Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá Tối đa 35% Điều 21 Nghị định 89/2013/NĐ-CP
Kinh doanh dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Không xác định Điều 3 Thông tư 127/2012/TT-BTC
Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển Không vượt quá 49% Điều 15 Nghị định 30/2014/NĐ-CP
Kinh doanh vận tải hàng không Không vượt quá 30% Khoản 1 Điều 11 Nghị định 30/2013/NĐ-CP
  • Nếu lĩnh vực kinh doanh của công ty mà nhà đầu tư nước ngoài dự định đầu tư không thuộc biểu cam kết WTO thì phải xác định ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không.

Bước 2: Xác định giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật:

  • Theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
    • Quy định pháp luật chuyên ngành: Nếu ngành nghề đó, pháp luật có quy định tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài thì phải tuân theo quy định đó.
    • Ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được cập nhật thường xuyên trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trường hợp này phải tuân theo quy định của từng ngành nghề về giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

Ví dụ: Dịch vụ chiếu phim (CPC: 96121) thì tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế không vượt quá 51%.

  • Nếu ngành nghề thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện chưa quy định cụ thể thì tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu犀利士
    tư nước ngoài là 49%.
  • Trường hợp hoạt động đa ngành nghề thì nhà đầu tư nước ngoài cần xác định có những ngành nghề nào có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Trong những ngành nghề đó thì chọn ra mức thấp nhất.

Bước 3: Quy định tại Điều lệ công ty:

Nếu pháp luật liên quan không quy định cũng như ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục có điều kiện thì phải căn cứ vào điều lệ công ty có quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hay không. Nếu không, thì giới hạn cho nhà đầu tư ngoại là không hạn chế, có thể lên đến 100%.