Những vấn đề thường gặp khi phá sản doanh nghiệp

Ngoài giải thể, phá sản doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân dẫn đến chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán GTax tổng hợp một số câu hỏi thường gặp kèm câu trả lời liên quan đến doanh nghiệp phá sản.

Phá sản là gì?

Theo Điều 4 của Luật Phá sản năm 2014:

” Điều 4. Giải thích từ ngữ

… 2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”

Cụ thể hơn, khi một doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hoặc tài sản còn lại của doanh nghiệp không đủ chi trả các khoản nợ đến hạn, dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; đồng thời doanh nghiệp đó bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản thì mới được xem là doanh nghiệp phá sản.

Dù cùng dẫn đến kết quả là doanh nghiệp hoàn toàn chấm dứt hoạt động, nhưng giữa phá sản và giải thể lại có nhiều điểm khác biệt về nguyên nhân, thủ tục,…

phá sản
Phá sản là khi một doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hoặc tài sản còn lại của doanh nghiệp không đủ chi trả các khoản nợ đến hạn, dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán…

Doanh nghiệp có được tự phá sản?

Như đã đề cập, doanh nghiệp phá sản khi bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản, mà Tòa án chỉ ra quyết định sau quá trình xem xét theo yêu cầu doanh nghiệp phá sản. Nói cách khác, việc doanh nghiệp tự tuyên bố phá sản là không phù hợp với quy định của pháp luật và không có giá trị pháp lý.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cũng không có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố chính nó phá sản.

Vậy, một Doanh nghiệp khi nào thì thực hiện thủ tục phá sản, khi nào thì thực hiện thủ tục giải thể?

Những ai có thể yêu cầu doanh nghiệp phá sản?

Khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, các đối tượng dưới đây có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố doanh nghiệp đó phá sản:

  1. Chủ doanh nghiệp tư nhân;
  2. Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
  3. Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  4. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
  5. Thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
  6.  Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Nếu không thực hiện nghĩa vụ này, các đối tượng nêu trên có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, một số đối tượng khác có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:

  1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
  4. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng.Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền này trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
  5. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ở đâu?

Người yêu cầu nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trừ các trường hợp sau thì người yêu cầu nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp:

  1. Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
  2. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
  3. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
  4. Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

Trên đây là những thông tin chi tiết về những vấn đề thường gặp khi phá sản doanh nghiệp, để việc thực hiện được nhanh chóng và tiết kiệm, Kế toán Gtax khuyên Bạn nên sử dụng dịch vụ giải thể doanh nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi cam kết  Bạn sẽ hài lòng với chi phí và sự chuyên nghiệp từ nhân viên tư vấn Gtax.

Và đặc biệt chỉ duy nhất Dịch vụ kế toán trọn gói Gtax cam kết hoàn 100% chi phí nếu Bạn KHÔNG HÀI LÒNG về dịch vụ hoặc thái độ của nhân viên. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KẾ TOÁN GTAX

    • Trụ sở: Phòng 1901, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
    • CN1: Tầng trệt, Toà nhà Rosana, 60  Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
    • CN2: P.805, Khu B, Toà Nhà IndoChina, 04 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
    • TEL: (028) 2221 6789
    • WEB: https://gtax.vn
    • Fanpage: https://www.facebook.com/ketoangtax/

Leave a Reply