Những điểm mới của hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2019

Những điểm mới của hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2019

Bộ luật lao động 2019 chính thức được áp dụng từ ngày 1/1/2021, trong Bộ luật này có những nội dung mới so với Bộ luật lao động 2012 trước đây. Sau đây Kế toán Gtax xin tổng hợp và chia sẻ để bạn đọc nắm bắt được Những điểm mới của hợp đồng lao động theo Bộ luật này…

Bổ sung các quan hệ lao động

Bổ sung quy định: Mọi hợp đồng bất kể tên gọi là gì, đều được coi là Hợp đồng lao động (HĐLĐ) nếu có đủ 3 dấu hiệu:

  • Làm việc trên cơ sở thỏa thuận;
  • Có trả lương;
  • Có sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên.

Quy định này là cần thiết để giải quyết tình trạng lách các quy định của Luật, dùng tên gọi khác để né tránh trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng lao động (NSDLĐ) về tiền lương, trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động (NLĐ).

Những điểm mới của hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2019
Điểm mới của hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2019: sẽ không còn Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.

Bổ sung hình thức hợp đồng lao động

Chấp nhận HĐLĐ được thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.

HĐLĐ được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

Loại hợp đồng lao động

Kể từ ngày 01/01/2021, hợp đồng lao động sẽ được giao kết theo một trong các loại sau đây:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn, trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chất dứt của hợp đồng lao động trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

==> Như vậy, so với Bộ luật lao động 2012 thì sẽ không còn Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.

Không thử việc đối với hợp đồng lao động dưới 01 tháng

Theo Bộ luật lao động 2012 thì chỉ có đối tượng ký HĐLĐ mùa vụ là đương nhiên không phải thử việc. Nhưng ở Bộ luật lao động 2019 thì từ 2021, cũng không áp dụng thử việc với HĐLĐ dưới 1 tháng.

Quy định về thời gian thử việc

Bổ sung quy định: Thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Thêm trường hợp tạm hoãn HĐLĐ

Thêm các trường hợp NLĐ được tạm hoãn HĐLĐ sau đây:

  • NLĐ thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
  • NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do

  • Bộ Luật lao động 2012: NLĐ có hợp đồng lao động xác định thời hạn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bắt buộc phải có 01 trong những lý do được nêu tại Khoản 1 Điều 37 BLLĐ 2012, đồng thời đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước.
  • Bộ Luật lao động 2019: NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do chỉ cần đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước tại Khoản 1 Điều 35 (trừ 01 số trường hợp không cần báo trước).

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước

  • Bộ Luật lao động 2019 quy định các trường hợp đặc biệt NLĐ nghỉ việc không cần báo trước sau đây:
  1. Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ Luật lao động 2019;
  2. Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 của Bộ Luật lao động 2019;
  3. Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
  4. Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  5. Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ Luật lao động 2019;
  6. Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  7. Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ Luật lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.
Bộ Luật lao động 2019 quy định các trường hợp đặc biệt NLĐ không cần báo trước sau đây: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc
Bộ Luật lao động 2019 quy định các trường hợp đặc biệt NLĐ nghỉ việc không cần báo trước: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc…
  • Trường hợp NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước

NSDLĐ cũng có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước với 02 trường hợp sau:

    • NLĐ không có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.
    • NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

Thời gian giải quyết khi chấm dứt HĐLĐ

  • Bộ Luật lao động 2012: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
  • Bộ Luật lao động 2019: Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
    • Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
    • Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
    • Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
    • Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Mẫu Hợp đồng lao động từ 2021

Từ ngày 01/01/2021, hợp đồng lao động áp dụng tại doanh nghiệp phải tuân theo Bộ luật Lao động 2019.  Do vậy, doanh nghiệp sử dụng hợp đồng lao động cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp.

Sau đây Kế toán Gtax gửi đến bạn mẫu Hợp đồng lao động mới nhất áp dụng từ 2021.

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Căn cứ Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021

Căn cứ Nghị định…………

Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm …..…., chúng tôi gồm:

 

Một bên là Ông/(bà) …………….                                              Quốc tịch: Việt Nam
Chức vụ: ………………….
Đại diện cho: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KẾ TOÁN GTAX
Địa chỉ: ……………….
Điện thoại:Mã số thuế: …………………………
Và một bên là: Ông (bà) ………..                                                     Quốc tịch: Việt Nam
Sinh ngày: …………..
Địa chỉ thường trú: Ấp Nhân Thành, xã Quãng Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Địa chỉ tạm trú: 753/48/1 Tỉnh lộ 10, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Hồ Chí Minh
Điện thoại DĐ: 0778708687
Số CMND: 077090002295  Cấp ngày 01/02/2019, Tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Số sổ lao động nếu có:Mã số thuế: Cấp ngày:8362024207

Cùng thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng theo những điều khoản sau đây:

Điều 1: Thời hạn công việc theo hợp đồng

-Loại hợp đồng lao động:-Thời hạn hợp đồng lao động: Có thời hạn………tháng
-Thời điểm hợp đồng: từ ngày … tháng .… năm …..….. đến ngày …. tháng …năm ………
-Địa điểm làm việc:-Bộ phận công tác Số 04 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đa Kao, Q1, TP Hồ Chí MinhPhòng……
-Chức danh chuyên môn: Quản lý Nhân sự
-Nhiệm vụ công việc phải làm: Theo sự phân công của phụ trách bộ phận và Ban Giám Đốc.– Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn của mình dưới sự quản lý, điều hành của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm hoặc ủy quyền phụ trách).

– Phối hợp cùng với các bộ phận, phòng ban khác trong Công ty để phát huy tối đa hiệu quả công việc.

– Hoàn thành những công việc khác tùy thuộc theo yêu cầu kinh doanh của Công ty và theo quyết định của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm hoặc ủy quyền phụ trách).

 

Điều 2: Chế độ làm việc

-Thời gian làm việc:

 

 

-Thời gian nghỉ ngơi:

Không quá 48h/tuần.Từ thứ 2 đến thứ 6:

– Buổi sáng : 8h00 – 12h00

– Buổi chiều: 13h30 – 17h30

12:00 – 13:30

-Làm việc ngoài giờ: Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, hiện tại là không quá 4 giờ/ngày, 200 giờ/ năm

– Được cấp phát những dụng cụ làm việc phù hợp với công việc được phân công: máy vi tính, chỗ ngồi làm việc, điện thoại bàn….

– Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3: Nghĩa vụ, quyền hạn và quyền lợi của người lao động

  1. Quyền lợi:

-Phương tiện đi lại, làm việc: Tự túc

-Tiền lương hoặc tiền công, gồm các khoản sau:

* Lương cố định: …………..đ/tháng.

* Lương kinh doanh: Theo hiệu quả kinh doanh và dựa trên phần trăm KPI theo bộ quy định chuẩn do Ban Giám đốc quyết định vào từng thời điểm cụ thể.

* Phụ cấp:

+ Xăng xe:……………

+ Ăn trưa: …………

+ Điện thoại: …………..

+ Đồng phục: ……………………….

+ Lương khuyến khích: Do hoàn tất công việc tốt, đạt hiệu quả cao sẽ do Ban Giám đốc có quyết định vào từng thời điểm cụ thể.

* Lương làm việc ngoài giờ:

    • Vào ngày thường ít nhất bằng 150% theo đơn giá lương cố định;
    • Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200% theo đơn giá lương cố định
    • Vào ngày Lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% theo đơn giá lương cố định

-Hình thức trả lương: Chuyển khoản thông qua ngân hàng

-Thời gian trả lương: Được trả lương 1 lần vào các ngày đầu tháng sau liền kề (từ ngày 01 đến ngày 07 tháng sau liền kề).

-Chế độ nâng lương: Theo khả năng làm việc và khối lượng công việc đảm nhận. Mức lương mới căn cứ vào quyết định của Ban Giám Đốc và thể hiện trong Phụ Lục Hợp Đồng đính kèm Hợp đồng này.

-Thưởng: Căn cứ vào tình hình tài chính của công ty

-Chế độ nghỉ ngơi (nghỉ ngơi hàng tuần, phép năm, lễ tết,…)

  1. Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
  2. Tết Âm lịch 05 ngày;
  3. Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
  4. Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
  5. Ngày Quốc khánh 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
  6. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
  7. Nếu những ngày nghỉ theo quy định trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
  8. Nghỉ hàng tuần: 2 ngày (Thứ 7 và ngày Chủ nhật).
  9. Nghỉ phép hàng năm: Những nhân viên được ký Hợp đồng chính thức và có thâm niên công tác 12 tháng thì sẽ được nghỉ phép năm có hưởng lương (01 ngày phép/01 tháng, 12 ngày phép/01 năm). Nhân viên có thâm niên làm việc dưới 12 tháng thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.

-Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:

+ Người sử dụng lao động đóng BHXH: 17.5%, BHYT: 3%, BHTN: 1%. Tổng cộng: 21.5%

+ Người lao động đóng đóng BHXH: 8%, BHYT: 1.5%, BHTN: 1%. Tổng cộng: 10.5%

(trong trường hợp có thay đổi về tỉ lệ đóng theo qui định của nhà nước thì sẽ điều chỉnh theo qui định)

-Chế độ đào tạo: Do Ban Giám đốc thông báo vào từng thời điểm.

-Những thỏa thuận khác:

  • Ngoài lương và phụ cấp nêu trên người lao động còn được hưởng một số khoản lương khác tùy theo tính chất và hiệu quả công việc đảm nhận thể hiện trên phụ lục Hợp đồng đính kèm.
  • Công ty được quyền chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đối với Người lao động có kết quả đánh giá hiệu suất công việc (KPIs) dưới mức quy định trong 03 tháng liên tục.

-Thuế thu nhập cá nhân: người lao động chịu.

  1. Nghĩa vụ:

– Thực hiện công việc với sự tận tâm, tận lực, đảm bảo hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất theo sự phân công, điều hành (bằng văn bản hoặc bằng miệng) của Ban Giám đốc trong Công ty (và các cá nhân được Ban Giám đốc bổ nhiệm hoặc ủy quyền phụ trách).

– Hoàn thành công việc được giao và sẵn sàng chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu.

– Nắm rõ và chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, PCCC, văn hóa công ty, nội quy lao động và các chủ trương, chính sách của Công ty.

– Tham dự đầy đủ, nhiệt tình các buổi huấn luyện, đào tạo, hội thảo do Bộ phận hoặc Công ty tổ chức.

– Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng lao động và các thỏa thuận bằng văn bản khác với Công ty.

– Bồi thường vi phạm và vật chất theo quy chế, nội quy của Công ty và pháp luật Nhà nước quy định:

  • Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng).
  • Sau khi được đào tạo phải làm việc cho công ty ít nhất là 02 năm. Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường gấp 2 lần tổng chi phí đào tạo.

Điều 4: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ và quyền hạn sau

  1. Nghĩa vụ:

-Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động.

-Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể. (nếu có)

– Chốt sổ bảo hiểm cho người lao động khi hai bên chấm dứt Hợp đồng lao động.

  1. Quyền hạn:

– Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngưng việc…)

– Có quyền chuyển tạm thời lao động, ngừng việc, thay đổi, tạm thời chấm dứt Hợp đồng lao động và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và theo nội quy của Công ty trong thời gian hợp đồng còn giá trị.

– Tạm hoãn, chấm dứt Hợp đồng, kỷ luật người lao động theo đúng quy định của Pháp luật, và nội quy lao động của Công ty.

– Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm Pháp luật hay các điều khoản của Hợp đồng này.

Điều 5: Đơn phương chấm dứt hợp đồng

5.1 Đối với người sử dụng lao động

Theo Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo Hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g nêu trên, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau: Ít nhất 45 ngày.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.

5.2 Đối với người lao động

Theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau: Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

  1. a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
  2. b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
  3. c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
  4. d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

  1. e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  2. g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Điều 6: Những thỏa thuận khác

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một bên có nhu cầu thay đổi nội dung trong hợp đồng phải báo cho bên kia trước ít nhất 03 ngày và ký kết bản Phụ lục hợp đồng theo quy định của pháp luật. Trong thời gian tiến hành thỏa thuận hai bên vẫn tuân theo hợp đồng lao động đã ký kết.

Người lao động đọc kỹ, hiểu rõ và cam kết thực hiện các điều khoản và quy định ghi tại Hợp đồng lao động.

Điều 7: Điều khoản thi hành

-Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng lao động này thì áp dụng qui định của pháp luật Lao động.

-Hợp đồng lao động được làm thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 01 (một) bản và có hiệu lực từ ngày ký. Khi hai Bên ký hết phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục hợp đồng lao động cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng lao động này.

– Hợp đồng này làm tại công ty:  ……………………………………………

Ngày ….. tháng…..  năm….

 NGƯỜI LAO ĐỘNG                                                                     NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG  

Để tránh thực hiện sai sót khi áp dụng Bộ luật lao động 2019, Kế toán Gtax khuyến nghị Bạn cần tham khảo kỹ những nội dung tư vấn trên hoặc liên hệ với chuyên viên pháp lý Gtax để được hướng dẫn. Vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KẾ TOÁN GTAX

  • Trụ sở: Phòng 1901, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
  • CN1: Tầng trệt, Toà nhà Rosana, 60  Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
  • CN2: P.805, Khu B, Toà Nhà IndoChina, 04 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
  • TEL: (028) 2221 6789
  • WEB: https://gtax.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/ketoangtax/

Leave a Reply