Lưu ý khi ký Hợp đồng thử việc

Tuỳ thuộc vào kế hoạch phát triển nhân sự, Doanh nghiệp sẽ có kế hoạch tuyển dụng hàng tháng, quý, năm. Doanh nghiệp toàn quyền thoả thuận với người lao động về việc làm thử trong thời gian thử việc thông qua Hợp đồng thử việc. Để thực hiện đúng và đảm bảo quyền lợi của cá 2 bên theo qui định của Luật lao động, Kế toán Gtax xin chia sẻ những lưu ý khi ký hợp đồng thử việc để bạn đọc tiện theo dõi như sau:

Nội dung chính của Hợp đồng thử việc là gì?

lưu ý ký hợp đồng thử việc
Doanh nghiệp toàn quyền thoả thuận với người lao động về việc làm thử trong thời gian thử việc thông qua Hợp đồng thử việc

Hợp đồng thử việc được giao kết giữa 2 bên cần có những nội dung chính sau đây:

  1. Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
  2. Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
  3. Công việc và địa điểm làm việc;
  4. Thời hạn của hợp đồng lao động;
  5. Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  6. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  7. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

Những lưu ý khi ký Hợp đồng thử việc

Có bắt buộc phải ký Hợp đồng thử việc không?

Không có quy định bắt buộc giữa doanh nghiệp và người lao động phải ký kết Hợp đồng thử việc. Việc ký hay không ký hợp đồng thử việc hoàn toàn là do sự thỏa thuận của doanh nghiệp với người lao động. Hai bên thỏa thuận với nhau về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc.

Kế toán Gtax lưu ý: Từ 1/1/2021 khi áp dụng luật lao động 2019 thì sẽ không còn Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.

Hợp đồng lao động dưới 01 tháng có cần thử việc?

Theo Bộ luật lao động 2019 thì từ 01/01/2021, sẽ không áp dụng thử việc với HĐLĐ dưới 1 tháng. (Theo Bộ luật lao động 2012 thì chỉ có đối tượng ký HĐLĐ mùa vụ là đương nhiên không phải thử việc).

Kể từ 2021, hợp đồng lao động sẽ được giao kết theo một trong các loại sau đây:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn, trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chất dứt của hợp đồng lao động trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Quy định về thời gian thử việc

Theo Bộ luật lao động 2019 thì từ 01/01/2021 bổ sung quy định: Thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

NLĐ có được nghỉ việc trong thời gian ký Hợp đồng thử việc?

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Hết thử việc, không ký hợp đồng lao động được không?

  • Doanh nghiệp có thể không ký hợp đồng lao động với người lao động khi hết thời hạn thử việc nếu việc làm thử không đạt yêu cầu.
  • Doanh nghiệp phải ký hợp đồng lao động với người lao động khi hết thời hạn thử việc nếu việc làm thử đạt yêu cầu.

Kế toán Gtax lưu ý:

  • Đối với người lao động có thời gian thử việc không quá 60 ngày hoặc hợp đồng thử việc có thời gian thử việc có thời gian thử việc không quá 30 ngày thì doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc.
  • Đối với người lao động có thời gian thử việc không quá 06 ngày làm việc , doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử.
Luu y ky hop dong thu việc
Doanh nghiệp có thể không ký hợp đồng lao động với người lao động khi hết thời hạn thử việc nếu việc làm thử không đạt yêu cầu.

Hợp đồng thử việc được ký mấy lần cho 1 công việc?

Mỗi vị trí công việc chỉ được thử việc một lần.

Hết thử việc có  tự động chuyển sang hợp đồng chính thức không?

Hiện nay, luật không có quy định về việc khi hết hạn hợp đồng thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì đương nhiên chuyển sang hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, luật đã quy định rõ về việc doanh nghiệp phải thông báo kết quả thử việc sau khi hết thời hạn thử việc với người lao động để biết được hai bên có giao kết hợp đồng lao động với nhau hay không.

Mức lương trong hợp đồng thử việc?

Mức lương trong hợp đồng thử việc là do doanh nghiệp và người lao động tự thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó. Pháp luật không có quy định lương căn bản phải bằng hoặc cao hơn so với mức lương từng vùng nhưng phải lưu ý là mức lương chính thức không được trả thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Nhà nước.

Có phải đóng thuế TNCN khi ký Hợp đồng thử việc?

Theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì đối với cá nhân ký hợp đồng thử việc có tổng mức thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho các nhân .

Trường hợp, cá nhân ký hợp đồng thử việc và chỉ có duy nhất 1 nguồn thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế không vượt quá 108.000.000 đồng thì cá nhân lao động đó làm Bản cam kết để làm căn cứ tạm thời không khấu trừ thuế TNCN. Cá nhân lao động phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.

Có phải đóng BHXH trong thời gian thử việc?

  • Trường hợp 1: Người lao động ký hợp đồng thử việc với Doanh nghiệp

Theo Khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH, những đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm:

“Điều 4. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);…”

Và theo Bộ Luật Lao động, thì nội dung của Hợp đồng thử việc bao gồm:

  • Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời hạn của hợp đồng lao động;
  • Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

==> Như vậy, đối với người lao động khi ký hợp đồng thử việc thì không phải đóng BHXH vì trong nội dung của hợp đồng này không đề cập đến việc đóng BHXH như HĐLĐ.

  • Trường Hợp 2: Người lao động không Ký hợp đồng thử việc, nhưng Ký HĐLĐ có quy định về thời gian thử việc

Trong trường hợp này, thời gian thử việc được ghi trong HĐLĐ mà HĐLĐ đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

Thời gian thử việc có được tính hưởng trợ cấp thôi việc?

Căn cứ Nghị định 148/2018/NĐ-CP: thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động khi tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm không  bao gồm thời gian thử việc.

Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động khi tính trợ cấp thôi việc, mất việc bao gồm:

  • Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
  • Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định;
  • Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động -bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định;
  • Thời gian nghỉ hàng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định;
  • Thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn;
  • Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định mà được người sử dụng lao động trả lương;
  • Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 129 Bộ luật lao động.

Mẫu Hợp đồng thử việc

mẫu hợp đồng thử việc
Không có quy định về việc khi hết hạn hợp đồng thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì đương nhiên chuyển sang hợp đồng lao động.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

********* 

HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC 

– Căn cứ Bộ luật lao động năm 2019; 

Hôm nay, ngày               , tại             , chúng tôi gồm:

Bên A : Người sử dụng lao động

Doanh nghiệp : CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KẾ TOÁN GTAX

Địa chỉ            : Phòng 1901, tầng 19, Saigon Trade Center, Số 37 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

Điện thoại       :  028.22216789                            Email: support@gtax.vn

Đại diện          : Ông / bà  Steven Hoàng             Chức vụ: CEO        Quốc tịch:

Bên B: Người lao động

Ông / Bà : Quốc tịch:
Ngày sinh : Giới tính:
Điạ chỉ thường trú
Điạ chỉ cư trú :
Số CMND/CC : Cấp ngày: Tại:               

Cùng thoả thuận ký kết hợp đồng thử việc và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Công việc, thời hạn hợp đồng và địa điểm làm việc

Ông (bà)               làm việc theo loại Hợp đồng thử việc với thời hạn               tháng, kể từ ngày               đến ngày

– Vị trí công việc:

– Nội dung công việc:

(Theo bản mô tả công việc và theo sự phân công của người quản lý.)

– Địa điểm làm việc:

hoặc nơi khác theo yêu cầu của doanh nghiệp nếu có thay đổi.

Điều 2: Lương và thời giờ làm việc

Mức lương là:               đồng/tháng (Bao gồm lương căn bản, lương hoàn thành công việc, lương trách nhiệm công việc, riêng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN chưa có. Người lao động có trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân theo luật định).

Thời giờ làm việc: 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần. Nghỉ hàng tuần:

Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động

  1. Nghĩa vụ :

– Tuân thủ hợp đồng thử việc;

– Hoàn thành ở mức hiệu quả nhất các công việc được Doanh nghiệp giao, và hoàn thành ở mức hiệu quả nhất các công việc thuộc lĩnh vực công việc mình phụ trách;

– Chấp hành theo sự điều hành của cấp trên, phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận, tuân thủ các quy định của doanh nghiệp, chú tâm đến an toàn lao động và bảo quản tài sản doanh nghiệp;

– Nhân viên tự ý bỏ việc thì phải thanh toán chi phí đào tạo cho Doanh nghiệp (nếu có);

– Bồi thường vi phạm vật chất: Theo quy định nội bộ của Doanh nghiệp và quy định của pháp luật hiện hành;

– Có trách nhiệm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu các rủi ro. Khuyến khích các đóng góp này được thực hiện bằng văn bản.

  1. Quyền lợi:

– Nhận lương như Điều 2, theo định kỳ phát lương chung của nhân viên Doanh nghiệp.

Hình thức trả lương : Tiền mặt/Chuyển khoản/ATM.

– Được cấp phát dụng cụ làm việc theo quy định.

Được trang bị bảo hộ lao động: (Nếu có – Ghi cụ thể số lượng, chủng loại, chất lượng và thời hạn sử dụng của từng loại trang bị bảo hộ lao động theo quy định của người sử dụng lao động. )

Điều 4: Cam kết về Bản quyền và Bảo mật (nếu có)

(Trình bày cụ thể về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.)

Điều 5: Nghĩa vụ và quyền của người sử dụng lao động

  1. Nghĩa vụ :

– Thanh toán lương đầy đủ và đúng hạn;

– Tiếp tục đào tạo, tạo điều kiện cho nhân viên làm tốt công việc và hòa nhập tốt vào môi trường làm việc;

– Ký hợp đồng lao động và có các chế độ đãi ngộ hợp lý với người làm việc hiệu quả.

  1. Quyền:

– Điều động, luân chuyển, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật hoặc chấm dứt thử việc;

– Yêu cầu làm tốt và hiệu quả công việc;

– Yêu cầu bảo mật thông tin;

– Yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo trong trường hợp người lao động đã được đào tạo nhưng từ chối tiếp tục làm việc mà không có lí do chính đáng.

Điều 6: Điều khoản thi hành

Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

NGƯỜI LAO ĐỘNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ghi chú:

– Người ký kết hợp đồng bên phía Người lao động là:

+ Đối với trường hợp Người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên thì người giao kết hợp đồng chính là người lao động đó.

+ Đối với trường hợp Người lao động dưới 15 tuổi thì người giao kết hợp đồng là người đại diện theo pháp luật của Người lao động đó và phải được sự đồng ý của người lao động.

– Người ký kết hợp đồng bên phía Người sử dụng lao động là: Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp hoặc người được người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp ủy quyền ký kết).

Để tránh thực hiện sai sót khi áp dụng Bộ luật lao động 2019, Kế toán Gtax khuyến nghị Bạn cần tham khảo kỹ những nội dung tư vấn trên hoặc liên hệ với chuyên viên pháp lý Gtax để được hướng dẫn. Vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KẾ TOÁN GTAX

  • Trụ sở: Phòng 1901, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
  • CN1: Tầng trệt, Toà nhà Rosana, 60  Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
  • CN2: P.805, Khu B, Toà Nhà IndoChina, 04 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
  • TEL: (028) 2221 6789
  • WEB: https://gtax.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/ketoangtax/

 

Leave a Reply