Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp

  Doanh nghiệp muốn vận hành tốt cần có những người điều hành, quản lý. Vậy theo Luật Doanh nghiệp, từng loại công ty sẽ có những chức danh nào? 

Cơ cấu tổ chức là gì?

Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các bộ phận, các đơn vị trong một tổ chức thành một thể thống nhất, với quan hệ về nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng, nhằm tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho sự làm việc của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận, hướng tới hoàn thành mục tiêu chung.

Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH 2 Thành Viên

cong ty co cau

Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần

chuc danh doanh nghiep 02 zpsd4bk986a

Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV

a. Mô hình thứ nhất

chuc danh doanh nghiep 04 zpsgjyhetdj

b. Mô hình thứ hai

chuc danh doanh nghiep 03 zpscle3jvri

Ưu và nhược điểm của từng Mô hình tổ chức

Tổ chức theo chức năng nhiệm vụ

–   Ưu điểm
* Hiệu quả tác nghiệp cao.
* Phát huy ưu điểm của chuyên môn hóa.
* Ŀơn giản hóa việc đào tạo chuyên gia.
* Chú trọng hơn đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên.

–   Nhược điểm
* Mâu thuẫn giữa caác đơn vị chức năng.
* Cán bộ chức năng thường coi trọng lĩnh vực của mình.
* Thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng.
* Chuyên môn hóa quá mức.
* Hạn chế phát triển đội ngũ nhân viên
* Trách nhiệm khó xác định

Tổ chức theo sản phẩm


–   Ưu điểm
* Qui trách nhiệm dễ dàng
* Phối hợp hành động giữa các bộ phận hiệu quả hơn.
* Tạo khả năng tốt hơn cho việc phát triển các nhà quản lý chung.
* Các đề xuất của doanh nghiệp dễ được thông hiểu hơn.
* Khách hàng sẽ lưu ý nhiều hơn khi ra quyết định

–   Nhược điểm
* Tranh giành nguồn lực giữa các nhà quản lý sản xuất.
* Phát triển ít nhà quản lý chuyên trách.
* Một số mục tiêu và chiến lược nhất định có thể bị coi nhẹ.

Mô hình tổ chức theo địa bàn hoạt động

–   Ưu điểm
* Đề ra mục tiêu và chương trình hành động phù hợp các thị trường cụ thể.
* Phối hợp hành động các bộ phận chức năng và hướng các hoạt động này vào các thị trường cụ thể.
* Đào tạo nhà quản lý chung thuận lợi.
* Giảm bớt nghiệp vụ tại địa phương.
–   Nhược điểm
* Khó duy trì hoạt động thực tế trên diện rộng
* Phải có nhiều nhà quản lý
* Công việc có thể bị trùng lặp.
* Khó duy trì việc đề ra quyết định và kiểm tra một cách tập trung

Tổ chức theo khách hàng

–   Ưu điểm
* Hiểu biết khách hàng tốt hơn.
* Chú trọng khách hàng khi ra quyết định.
* Hiệu quả lớn trong việc định hướng nổ lực về bán hàng.
–   Nhược điểm
* Tranh giành nguồn lực
* Thiếu chuyên môn hóa
* Không thích hợp với các lĩnh vực hoạt động khác ngoài Marketing và bán hàng.

Tổ chức theo đơn vị kinh doanh chiến lược tổ chức theo các phân khúc thị trường

–   Ưu điểm:  tương tự mô hình theo sản phẩm.

* Qui trách nhiệm dễ dàng
* Phối hợp hành động giữa các bộ phận hiệu quả hơn.
* Tạo khả năng tốt hơn cho việc phát triển các nhà quản lý chung.
* Các đề xuất của doanh nghiệp dễ được thông hiểu hơn.
* Khách hàng sẽ lưu ý nhiều hơn khi ra quyết định

–   Nhược điểm: Tính phức tạp và công việc bị trùng lặp

Mô hình hỗn hợp kết hợp nhiều mô hình

–   Ưu điểm
* Lợi dụng ưu điểm và giảm bớt được nhược điểm của những mô hình riêng lẻ.
* Xử lý được các tình huống hết sức phức tạp
* Tác dụng tốt đối với các doanh nghiệp lớn.
* Chuyên môn hóa cơ cấu tổ chức.

–   Nhược điểm
* Cơ cấu tổ chức có thể phức tạp.
* Có thể dẫn tới hình thành các doanh nghiệp quá nhỏ.
* Tăng nhược điểm của mỗi loại hình hơn là ưu điểm

Mô hình theo ma trận

–   Ưu điểm
* Kết hợp hai hay nhiều mô hình thuần tuý
* Các nhà quản lý viên thuộc cùng mô hình đều ngang hàng nhau, báo cáo cùng một cấp thẩm quyền ra quyết định thuộc lĩnh vực họ phụ trách.
–   Nhược điểm
* Vi phạm nguyên tắc “ thống nhất chỉ huy “.
* Khắc phục nhược điểm
* Mỗi công nhân viên phải hiểu thấu đáo thẩm quyền của từng nhà quản lý.
* Ban lãnh đạo tối cao phải đảm bảo công nhân viên hiểu điều trên và không nhà quản lý nào lấn át quyền hành của người khác

Leave a Reply