Chi nhánh hay văn phòng đại diện?

vpdd

Trong quá trình tư vấn thành lập doanh nghiệp, công ty Gtax nhận thấy có rất  nhiều khách hàng không phân biệt được giữa chi nhánh và văn phòng đại diện, sau đây Gtax sẽ giúp bạn phân biệt giữa chi nhánh và văn phòng đại diện theo quy định của nhà nước: 

Chi nhánh

theo khoản 1 điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định “Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

 ==> Như vậy, chi nhánh có quyền ký các hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh, đóng dấu chi nhánh.      

Văn phòng đại diện

theo khoản 2 điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định ” Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó “.

 ==> Như vậy Văn phòng đại diện không được trực tiếp kinh doanh, không được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của Văn phòng đại diện, nhưng vẫn ký kết hợp đồng theo sự uỷ quyền của Doanh nghiệp đã mở Văn phòng đại diện đó sẽ đóng dấu doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của văn phòng đại diện và chi nhánh.

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

Căn cứ điều 41 luật doanh nghiệp 2014 qui định:

1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.

3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Tham khảo: Sự khác nhau giữa hoạt động giữa chi nhánh và văn phòng đại diện của Luật Doanh Nghiệp 2005

 Chi nhánh theo Luật Doanh Nghiệp 2005

Khoản 2 điều 37 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”. Chi nhánh có quyền ký các hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh, đóng dấu chi nhánh.

Văn phòng đại diện theo Luật Doanh Nghiệp 2005

  •  Khoản 1 điều 37 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật”.
  •  Văn phòng đại diện không được trực tiếp kinh doanh, không được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của Văn phòng đại diện, nhưng vẫn ký kết hợp đồng theo sự uỷ quyền của Doanh nghiệp đã mở Văn phòng đại diện đó sẽ đóng dấu doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của văn phòng đại diện và chi nhánh.

 So sánh giữa giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

Chi Nhánh
Văn Phòng Đại Diện
Đăng ký kinh doanh
 
Giao dịch và tiếp thị những ngành nghề có đăng kí cho công ty  
Giao dịch như công ty chính
 
Hạch toán Hạch toán phụ thuộc
hoặc  bắt buộc
Hạch toán phụ thuộc
Mã số thuế

Báo cáo thuế
 
Thuế GTGT

Có con dấu riêng
 
Mua hóa đơn hoặc tự in hóa đơn
 
Khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế nhà thầu

 

MỘT SỐ LƯU Ý KHI KHAI GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH – VPĐD 

–    Tên doanh nghiệp và họ tên người đại diện pháp luật: kê khai đầy đủ thông tin được ghi trên Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp
–    Tên chi nhánh – VPĐD: Theo khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh, văn phòng đại diện.


Ví dụ:

–    Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH  MỘT THÀNH VIÊN ABC

–    Tên chi nhánh: CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH  MỘT THÀNH VIÊN ABC
–    Địa chỉ chi nhánh – VPĐD: Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp thì đó là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp, phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác thực gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên phường (xã), quận (huyện); số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).
–    Ngành, nghề kinh doanh:
+ Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp  kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp: thực hiện chức năng giao dịch và tiếp thị theo ủy quyền của doanh nghiệp.