Quy trình tư vấn thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt nam bao gồm:
Mục Lục
1. Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp Luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp Luật Việt Nam cho phép.
Tham khảo:
– Các vấn đề lưu ý khi khởi nghiệp và thành lập công ty
– Cơ cấu tổ chức trong Doanh nghiệp
-
Công ty nước ngoài được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:
-
Là công ty được Pháp luật nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) nơi công ty đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp.
-
Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của công ty.
-
-
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện, bao gồm:
-
Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện do đại diện có thẩm quyền của công ty nước ngoài ký.
-
Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của công ty nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi công ty nước ngoài thành lập xác nhận. Trong trường hợp giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của công ty nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm.
-
Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của công ty nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.
-
Bản sao điều lệ hoạt động của công ty đối với công ty nước ngoài là các tổ chức kinh tế
-
2. Chi Nhánh
Chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của Pháp luật Việt Nam là thành viên. Hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-
Công ty nước ngoài được cấp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:
-
Là công ty được pháp luật nước nơi công ty đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp.
-
Đã hoạt động không dưới 05 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.
-
-
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh, bao gồm:
-
Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh do đại diện có thẩm quyền của công ty nước ngoài ký.
-
Bản sao Điều lệ hoạt động của chi nhánh, trong đó quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh.
-
Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của công ty nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi công ty nước ngoài thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận. Trong trường hợp giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của công ty nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 03 năm.
-
Báo cáo tài犀利士
chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và các hoạt động thực sự của công ty nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.
-