Các công việc cần làm ngay sau khi có giấy phép kinh doanh

cac cong viec can lam sau khi co giay phep kinh doanh

Các Công Việc Cần Làm Ngay Sau Khi Có Giấy Phép Kinh Doanh

Nhằm giúp các Doanh nghiệp mới thành lập (khởi nghiệp) thuận tiện trong việc thực hiện các công việc liên quan đến vấn đề thuế – kế toán đồng thời hạn chế đến mức tối đa việc sai sót, phạt từ cơ quan quản lý nhà nước sau khi có Giấy phép kinh doanh. Kế toán Gtax trân trọng gửi tới bạn những công việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp như sau:

cac cong viec can lam sau khi co giay phep kinh doanh
Những công việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp: thông báo mẫu dấu, hoá đơn điện tử, đăng ký thuế…

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Trước đây theo qui định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải làm thủ tục để thông báo công khai thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Hiện nay ngay sau khi bạn được cấp giấy phép, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ tiến hành đăng bố cáo lên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Tức là bạn không cần phải tự đăng bố cáo như trước đây nữa. Lệ phí đăng bố cáo này do nhà nước qui định.

Bạn nên xem chi tiết công việc “Lệ phí nhà nước khi thành lập doanh nghiệp” để biết chi tiết các khoản bạn phải trả. 

Mở tài khoản ngân hàng sau khi có Giấy phép kinh doanh

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần liên hệ các Ngân hàng thương mại hoặc Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để tiến hành mở tài khoản thanh toán cho doanh nghiệp mình.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứ không cần thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nữa.

Thông báo mẫu con dấu

Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu của công ty; trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Mỗi công ty có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước. Tức là, công ty có bao nhiêu con dấu cũng được, nhưng tất cả chúng đều phải thống nhất theo một mẫu dấu đã đăng ký.

Bạn cần hiểu rõ về cách thức: “Quản lý và sử dụng con dấu” 

Công ty phải thực hiện thông báo mẫu dấu với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở trước khi sử dụng hay khi có thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của công ty.

Khai, nộp lệ phí môn bài

Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (gọi chung là Đơn vị phụ thuộc) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh; thì, doanh nghiệp thực hiện khai, nộp lệ phí môn bài cho các Đơn vị phụ thuộc đó với Chi cục Thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp.

Bạn cần xem chi tiết công việc: “Nộp thuế môn bài” sẽ mô tả rõ mức tiền phải nộp và hướng dẫn cách thực hiện nộp thuế và tờ khai này.

Trường hợp doanh nghiệp có Đơn vị phụ thuộc kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh; thì, các Đơn vị phụ thuộc đó tự khai, nộp lệ phí môn bài với Chi cục Thuế quản lý trực tiếp mình.

Doanh nghiệp và Đơn vị phụ thuộc khai lệ phí môn bài một lần khi mới ra hoạt động, kinh doanh, chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;

Trường hợp mới thành lập nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định
Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh

Đăng ký tự nguyện áp dụng tính thuế GTGT

Có 02 phương pháp tính thuế GTGT là: phương pháp khấu trừ, phương pháp trực tiếp. Doanh nghiệp mới thành lập thì sẽ áp dụng phương pháp trực tiếp.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh; thì có thể tự nguyện đăng ký áp dụng theo phương pháp khấu trừ.

Và nếu áp dụng phương pháp khấu trừ này thì doanh nghiệp sẽ được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng theo hình thức đặt in hoặc tự in. Hiện này Bộ tài chính đang khuyến khích sử dụng hoá đơn điện tử và từ 2020 sẽ áp dụng loại hoá đơn này cho tất cả doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thông báo cho cơ quan thuế về việc phát hành hoá đơn điện tử

Doanh nghiệp mới thành lập nếu đủ điều kiện tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế; thì, gửi văn bản Đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.14 thuộc Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC) đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình.

Mẫu hóa đơn là do doanh nghiệp tự thiết kế, nhưng cần đảm bảo có các nội dung như mẫu Hóa đơn giá trị gia tăng(Mẫu 5.1 thuộc Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).

Cập nhật: Từ 01/11/2020, mọi doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử

Treo biển hiệu tại trụ sở công ty

Biển hiệu của doanh nghiệp phải được treo ở cổng chính hoặc mặt trước của trụ sở, và phải chứa các thông tin sau:

– Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

– Tên doanh nghiệp theo đúng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Địa chỉ, số điện thoại.

Chữ viết thể hiện trên biển hiệu phải là tiếng Việt. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.

Lập sổ đăng ký thành viên/ sổ đăng ký cổ đông, chứng nhận góp vốn

theo quy định của Luật doanh nghiệp và thông báo bằng văn bản cho cơ quan Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày.

Xây dựng hệ thống kế toán

Trong trường hợp qui mô doanh nghiệp còn nhỏ, bạn muốn tiết kiệm chi phí, chưa có nhiều hoạt động mua bán, Kế toán Gtax khuyến khích bạn sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài. Đây là giải pháp vừa nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và đáp ứng ngay công việc theo yêu cầu của cơ quan thuế. Việc chần chừ hoặc không biết phải nộp các báo cáo thuế hàng tháng/quý sẽ làm cho doanh nghiệp bị phạt tiền cũng như ảnh hưởng đến hoạt động sau này.

công việc thực hiện sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh
Bạn sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài, đây là giải pháp vừa nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và đáp ứng ngay công việc

Xem chi tiết nội dung :  “Kế toán trọn gói: Sự lựa chọn khôn ngoan” để quyết định cho công việc này. 

Ngoài ra Doanh nghiệp phải thực hiện các công việc liên quan đến kế toán như sau:

Những công việc thực hiện định kỳ

1. Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn định kỳ

2. Nộp Tờ khai thuế GTGT

3. Nộp Tờ khai thuế thu nhập cá nhân

4. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý

5. Quyết toán thuế năm đối với thuế thu nhập cá nhân

6. Quyết toán thuế năm đối với thuế thu nhập doanh nghiệp

7. Khai, nộp lệ phí môn bài

Lưu ý: Hiện tại các doanh nghiệp đang được Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập

Những công việc phát sinh không định kỳ

1. Thay đổi kế toán trưởng

2. Thay đổi thông tin đăng ký thuế

3. Thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế

Trên đây là những thông tin chi tiết về Các công việc cần làm ngay sau khi có giấy phép kinh doanh, để việc thực hiện được nhanh chóng và tiết kiệm, Kế toán Gtax khuyên Bạn nên sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi cam kết  Bạn sẽ hài lòng với chi phí và sự chuyên nghiệp từ nhân viên tư vấn Gtax.

Và đặc biệt chỉ duy nhất Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Gtax cam kết hoàn 100% chi phí nếu Bạn KHÔNG HÀI LÒNG về dịch vụ hoặc thái độ của nhân viên. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết:

CÔNG TY TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KẾ TOÁN GTAX

  • Trụ sở: Phòng 1901, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
  • CN1: Tầng trệt, Toà nhà Rosana, 60  Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
  • CN2: P.805, Khu B, Toà Nhà IndoChina, 04 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
  • TEL: (028) 2221 6789
  • WEB: https://gtax.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/ketoangtax/