So sánh Vốn điều lệ – Vốn pháp định

co phan

So Sánh Vốn điều Lệ - Vốn Pháp định

Để cho dễ hiểu Bạn cứ hình dung rằng vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà pháp luật quy định bạn phải có để có thể thành lập được doanh nghiệp. Chỉ có một số ngành nghề nhất định thì nhà nước mới quy định vốn pháp định. Thông thường trên thực tế, khi tiến hành đăng kí thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải ký quỹ theo số tiền pháp luật quy định và được ngân hàng cấp cho một giấy xác nhận, sau khi có giấy xác nhận thì gửi kèm theo với hồ sơ xin giấy phép đăng kí kinh doanh.

Sự khác nhau giữa vốn pháp định và vốn điều lệ

Vốn pháp định:

điều kiện về mức vốn pháp luật quy định ứng với ngành nghề cụ thể

Vốn điều lệ:

mức trách nhiệm mà chủ thể thành lập doanh nghiệp (trừ DNTN) chịu trách nhiệm

Ví dụ: Ông A thành lập công ty TNHH với vốn điều lệ 5 tỷ thì ông A sẽ chỉ chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động của công ty đó trong phạm vi tối đa 5 tỷ. Nếu doanh nghiệp của ông A đăng kí hoạt động nghành nghề kinh doanh bất động sản thì công ty đó phải có mức vốn điều lệ trên 5 tỷ(cụ thể là từ 20 tỉ trở lên).

Nếu ngành nghề của bạn lên quan đến môi giới bất động sản vui lòng tham khảo bài viết tư vấn chuyên sâu sau của Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Gtax: Kinh doanh bất động sản cần Vốn pháp định bao nhiêu?

Theo Luật doanh nghiệp 2005

Theo điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”

Điều này có nghĩa là Nhà nước sẽ đặt ra mức sàn tối thiểu về vốn đối với một số ngành nghề cụ thể và nhà đầu tư phải đáp ứng số vốn đó từ bằng hoặc lớn hơn mức mà nhà nước đặt ra thì mới được thành lập Doanh nghiệp và hoạt động trong ngành nghề đó.

Theo Luật doanh nghiệp 2014

Luật doanh nghiệp 2014 (hiệu lực từ 01/07/2015) đã bỏ việc xác định vốn pháp định với mục đích hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp 2013.

Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2014 (hiệu lực từ 01/07/2015) có quy định 267 ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, trong đó có những ngành nghề yêu cầu điều kiện về vốn pháp định (Xem danh sách các ngành nghề cần vốn pháp định bên dưới)

Như vậy, từ ngày 01/07/2015, pháp luật không yêu cầu Doanh nghiệp phải kê khai mức vốn pháp định trong hồ sơ thành lập mới nhưng Doanh nghiệp phải có trách nhiệm khai báo tới “Cơ quan quản lý liên quan đến ngành nghề kinh doanh” của Doanh nghiệp mình.

Lưu ý:

– Không thực hiện việc đăng ký giảm vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

– Trường hợp giảm vốn điều lệ đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định, doanh nghiệp chỉ được đăng ký giảm vốn điều lệ, nếu mức vốn đăng ký sau khi giảm không thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành, nghề đó.

– Vốn điều lệ là giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu tại công ty, trừ thành viên hợp danh của công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của công ty. 

– Vốn điều lệ công ty cổ phần không bao gồm giá trị của số cổ phần được quyền chào bán.

– Đối với doanh nghiệp tư nhân, số vốn đưa vào kinh doanh được gọi là vốn đầu tư không phải là vốn điều lệ.

Thuế môn bài

Khi thay đổi Vốn điều lệ Bạn phải thay đổi mức đóng lệ phí môn bài của doanh nghiệp. Quý Công ty căn cứ vốn điều lệ trên giấy phép kinh doanh nhằm xác định thuế môn bài phải nộp như sau:

Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư Mức thuế môn bài cả năm Bậc
Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm Bậc 1
Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm Bậc 2
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm Bậc 3

Bạn nên đọc Hướng dẫn nộp tờ khai thuế môn bài qua mạng, để biết cách nộp tờ khai trực tuyến.

Chú ý: 

– Nếu thành lập trong 6 tháng đầu năm: Phải nộp thuế Môn bài cả năm
– Nếu thành lập trong 6 tháng cuối năm (từ 01/07 về cuối năm): Sẽ nộp thuế Môn bài: 1/2 năm.

Từ ngày 01/7/2016, hàng loạt các quy định mới về điều kiện kinh doanh có hiệu lực. Trong đó, có 1 số ngành nghề bắt buộc phải đáp ứng mức vốn pháp định mới được phép kinh doanh. Sau đây là danh sách các ngành, nghề kinh doanh cần có vốn pháp định cũng như mức vốn pháp định đối với các ngành, nghề đó và căn cứ pháp lý.

Để việc thành lập doanh nghiệp được nhanh chóng và tiết kiệm, Kế toán Gtax khuyên Bạn nên sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi cam kết  Bạn sẽ hài lòng với chi phí và sự chuyên nghiệp từ nhân viên tư vấn Gtax.

STT

Ngành, nghề kinh doanh

có điều kiện

Mức vốn tối thiểu

Căn cứ pháp lý

1 Kinh doanh bất động sản

20 tỷ đồng

Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP
2 Kinh doanh cảng hàng không, sân bay Nội địa

100 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 14 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Quốc tế

200 tỷ đồng

3 Kinh doanh vận tải hàng không Khai thác đến 10 tàu bay

(DN vận chuyển hàng không quốc tế)

700 tỷ đồng

Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Khai thác đến 10 tàu bay

(DN vận chuyển hàng không nội địa)

300 tỷ đồng

Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay

(DN vận chuyển hàng không quốc tế)

1.000 tỷ đồng

Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay

(DN vận chuyển hàng không nội địa)

600 tỷ đồng

Khai thác trên 30 tàu bay

(DN vận chuyển hàng không quốc tế)

1.300 tỷ đồng

Điểm c Khoản 1 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Khai thác trên 30 tàu bay

(DN vận chuyển hàng không nội địa)

700 tỷ đồng

Kinh doanh hàng không chung

100 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
4 Kinh doanh dịch vụ hàng không Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách

30 tỷ đồng

Khoản 1 Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP
Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa
Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu
5 Cung cấp dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng

20 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 6 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
6 Cung cấp dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phục vụ công bố Thông báo hàng hải

10 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
7 Cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng

20 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 12 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
8 Cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật

05 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 20 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
9 Kinh doanh dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hàng hải

02 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 22 Nghị định 70/2016/NĐ-CP
10 Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

 

30 tỷ đồng

Điều 1 Nghị định 57/2016/NĐ-CP
11 Kinh doanh dịch vụ môi gii mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ

05 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 6 Nghị định 69/2016/NĐ-CP
12 Kinh doanh hoạt động mua bán nợ

100 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP
13 Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ

500 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 69/2016/NĐ-CP
14 Kinh doanh dịch vụ kiểm toán

06 tỷ đồng

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 84/2016/NĐ-CP
15 Kinh doanh chứng khoán

(Áp dụng đối với công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam)

Môi giới chứng khoán

25 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2016/NĐ-CPvà Khoản 1 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP
Tự doanh chứng khoán

100 tỷ đồng

Bảo lãnh phát hành chứng khoán

165 tỷ đồng

Tư vấn đầu tư chứng khoán

10 tỷ đồng

Kinh doanh chứng khoán

(Áp dụng đối với công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam)

25 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 11 Nghị định 86/2016/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP
Ngân hàng thanh toán

10.000 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 16 Nghị định 86/2016/NĐ-CP
16 Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe

300 tỷ đồng

200 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh

350 tỷ đồng

250 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh

400 tỷ đồng

300 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

Điểm c Khoản 1, Điểm c Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
17 Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe

600 tỷ đồng

Điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí

800 tỷ đồng

Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí

1.000 tỷ đồng

Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
18 Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe

300 tỷ đồng

Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
19 Kinh doanh tái bảo hiểm Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

400 tỷ đồng

Điểm a Khoản 5 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

700 tỷ đồng

Điểm b Khoản 5 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

1.100 tỷ đồng

Điểm c Khoản 5 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
20 Kinh doanh môi giới bảo hiểm Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm

04 tỷ đồng

Điểm a Khoản 6 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm

08 tỷ đồng

Điểm b Khoản 6 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

 

Trên đây là những thông tin chi tiết về vốn pháp định và vốn điều lệ, để việc thành lập doanh nghiệp được nhanh chóng và tiết kiệm, Kế toán Gtax khuyên Bạn nên sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi cam kết  Bạn sẽ hài lòng với chi phí và sự chuyên nghiệp từ nhân viên tư vấn Gtax.

Và đặc biệt chỉ duy nhất Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Gtax cam kết hoàn 100% chi phí nếu Bạn KHÔNG HÀI LÒNG về dịch vụ hoặc thái độ của nhân viên.