Những ngành, nghề cần có chứng chỉ hành nghề

chứng chỉ kiểm toán

Trong qúa trình hoạt động của doanh nghiệp doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiến hành thay đồi, bổ sung ngành nghề kinh doanh vào bất cứ thời điểm nào, tuy nhiên có một số lĩnh vực bạn cần phải có thêm chứng chỉ hành nghề (CCHN) bổ sung trước khi cung cấp dịch vụ hay sản phẩm cho khách hàng của bạn.

Đối tượng nào phải có chứng chỉ hành nghề ?

Tùy thuộc tính chất của ngành nghề và nhu cầu quản lý, Nhà nước xác định cụ thể những ngành nghề mà người hoạt động trong ngành nghề ấy phải có CCHN.

Cần lưu ý là, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề phải có CCHN và được tổ chức theo loại hình trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần, ít nhất một trong những người quản lý, điều hành doanh nghiệp phải có chứng chỉ này.

Chứng chỉ hành nghề có ảnh hưởng như thế nào?

– CCHN được xem là một điều kiện về nhân sự mà doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng để được phép kinh doanh ngành nghề mà theo quy định phải có CCHN.

– Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, ngoài việc chọn mã ngành cấp 4 theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải ghi thêm chi tiết hoặc bổ sung mã ngành cấp 5 ngành nghề mà mình kinh doanh theo văn bản pháp luật ghi nhận ngành nghề đó.

Đồng thời, trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải duy trì điều kiện về CCHN theo quy định. Nếu không đảm bảo điều kiện này, doanh nghiệp có thể rơi vào trường hợp không còn đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề đã đăng ký nữa.

Bảng Mô tả chi tiết ngành nghề cần có chứng chỉ

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Gtax xin chia sẻ những ngành, nghề cần có chứng chỉ hành nghề của doanh nghiệp để bạn tham khảo như sau:

STT Ngành Tên chứng chỉ hành nghề Người đứng chứng chỉ hành nghề Căn cứ pháp lý
1 Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân (trong trường hợp không có ủy quyền)

Hoặc Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp (trong trường hợp được các đối tượng trên ủy quyền.)

Khoản 3 Điều 154 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009.
2 Dịch vụ kiểm toán Đối với doanh nghiệp: Ít nhất 05 cá nhân làm việc tại doanh nghiệp, và:

+ Ít nhất 02 thành viên góp vốn; người đại diện theo pháp luật; Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

+ Ít nhất 02 thành viên hợp danh; người đại diện theo pháp luật; Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc đối với công ty hợp danh;

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân kiêm Giám đốc đối với doanh nghiệp tư nhân.

Đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán: Ít nhất 02 cá nhân làm việc tại chi nhánh, bao gồm cả Giám đốc chi nhánh.

Đối với chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam: ít nhất 02 cá nhân làm việc tại chi nhánh, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc chi nhánh.

Điều 21 và Điều 31 Luật Kiểm toán độc lập năm 2011.
3 Dịch vụ kế toán Đối với doanh nghiệp:

+ Ít nhất 02 thành viên góp vốn; người đại diện theo pháp luật; Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

+ Ít nhất 02 thành viên hợp danh; người đại diện theo pháp luật; Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc đối với công ty hợp danh;

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân kiêm Giám đốc đối với doanh nghiệp tư nhân.

Đối với chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam: ít nhất 02 cá nhân làm việc tại chi nhánh, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc chi nhánh.

Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 60 của Luật kế toán năm 2015
4 Giám sát thi công xây dựng công trình CCHN giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II, hạng III Đối với doanh nghiệp có Chứng chỉ năng lực hạng I:ít nhất 10 người có CCHN hạng I

Đối với doanh nghiệp có Chứng chỉ năng lực hạng II:ít nhất 10 người có CCHN hạng II

Đối với doanh nghiệp có Chứng chỉ năng lực hạng III:ít nhất 05 người có CCHN hạng III

Điều 49 và Điều 66 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP
5 Khảo sát xây dựng CCHN khảo sát xây dựng hạng I, hạng II, hạng III Đối với doanh nghiệp có Chứng chỉ năng lực hạng I:ít nhất 03 người có CCHN hạng I

Đối với doanh nghiệp có Chứng chỉ năng lực hạng II:ít nhất 03 người có CCHN hạng II

Đối với doanh nghiệp có Chứng chỉ năng lực hạng III: ít nhất 03 người có CCHN hạng III

Điều 46 và Điều 59 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP
6 Thiết kế xây dựng công trình CCHN thiết kế xây dựng công trình hạng I, hạng II, hạng III Đối với doanh nghiệp có Chứng chỉ năng lực hạng I:

+ Có ít nhất 10 người có chứng chỉ thiết kế hạng I phù hợp với loại công trình đề nghị cấp chứng chỉ;

+ Những người chủ trì thiết kế lĩnh vực chuyên môn phải có CCHN thiết kế hạng I phù hợp với công việc đảm nhận;

Đối với doanh nghiệp có Chứng chỉ năng lực hạng II:

+ Có ít nhất 10 người có chứng chỉ thiết kế hạng II phù hợp với loại công trình đề nghị cấp chứng chỉ;

+ Những người chủ trì thiết kế lĩnh vực chuyên môn phải có CCHN thiết kế hạng II phù hợp với công việc đảm nhận;

Đối với doanh nghiệp có Chứng chỉ năng lực hạng III:

+ Có ít nhất 05 người có chứng chỉ thiết kế hạng III phù hợp với loại công trình đề nghị cấp chứng chỉ;

+ Những người chủ trì thiết kế lĩnh vực chuyên môn phải có CCHN thiết kế hạng III phù hợp với công việc đảm nhận.

Điều 48 và Điều 61 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP
7 Dịch vụ môi

giới bất động sản

CCHN môi giới bất động sản Có ít nhất 02 cá nhân làm việc tại doanh nghiệp Khoản 1 Điều 62 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014
8 Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản Có ít nhất 02 cá nhân làm việc tại doanh nghiệp, bao gồm người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản Khoản 2 Điều 69 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014
9 Dịch vụ làm thủ tục về thuế CCHN dịch vụ làm thủ tục về thuế Có ít nhất 02 cá nhân làm việc tại doanh nghiệp Điểm b Khoản 4 Điều 20 của Luật Quản lý thuế năm 2006
10 Dịch vụ thẩm định giá Thông báo đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá Đối với doanh nghiệp tư nhân:

+ Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, bao gồm chủ doanh nghiệp;

+ Giám đốc doanh nghiệp

Đối với các loại hình doanh nghiệp khác: Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

Đồng thời, có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó bao gồm:

+ Tối thiểu 02 cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

+ Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

+ Tối thiếu 02 thành viên góp vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ 02 thành viên trở lên.

+ Tối thiểu 02 thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Điều 39 của Luật giá năm 2012
11 Hành nghề dược CCHN dược – Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.

– Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

– Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 11 của Luật Dược năm 2016
12 Sản xuất thuốc thú y CCHN thú y Người trực tiếp quản lý sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y Khoản 5 Điều 90 của Luật Thú y năm 2015
13 Bán buôn thuốc thú y Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y Khoản 3 Điều 92 của Luật Thú y năm 2015
14 Nhập khẩu thuộc thú y Người quản lý, người trực tiếp nhập khẩu thuộc thú y Khoản 1 Điều 94 của Luật Thú y năm 2015
15 Kiểm nghiệm thuốc thú y Người quản lý hoặc trực tiếp kiểm nghiệm thuốc thú y Điểm b Khoản 3 Điều 101 của Luật Thú y năm 2015
16 Hành nghề thú y Có ít nhất một cá nhân làm việc tại doanh nghiệp Điểm a Khoản 2 Điều 108 của Luật Thú y năm 2015
17 Bệnh viện CCHN khám bệnh, chữa bệnh – Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật có CCHN phù hợp với một trong các chuyên khoa bệnh viện đăng ký;

– Trưởng khoa lâm sàng có CCHN phù hợp với chuyên khoa đó;

– Trưởng khoa xét nghiệm có CCHN chuyên khoa xét nghiệm;

– Trưởng khoa vi sinh (nếu có khoa vi sinh riêng) có CCHN chuyên khoa vi sinh;

– Trưởng khoa giải phẫu bệnh (nếu có khoa giải phẫu bệnh riêng) có CCHN chuyên khoa giải phẫu bệnh;

– Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh có CCHN chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh;

– Trưởng khoa X-quang;

– Người kết luận kết quả khám sức khỏe (nếu bệnh viện thực hiện khám sức khỏe và cấp Giấy chứng nhận sức khỏe);

– Các cá nhân khác làm việc trong bệnh viện có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh.

Khoản 5 và Điểm a Khoản 6 Điều 23 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
18 Phòng khám đa khoa – Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật có CCHN phù hợp với một trong các chuyên khoa phòng khám đa khoa đăng ký;

– Người kết luận kết quả khám sức khỏe (nếu phòng khám đa khoa thực hiện khám sức khỏe và cấp Giấy chứng nhận sức khỏe);

– Các cá nhân khác làm việc trong phòng khám đa khoa có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh.

Khoản 4, Khoản 5 Điều 25 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
19 Phòng khám chuyên khoa – Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật có CCHN phù hợp với một trong các chuyên khoa phòng khám chuyên khoa đăng ký;

– Các cá nhân khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh.

Khoản 3 Điều 26 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
20 Phòng chẩn trị y học cổ truyền – Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật có CCHN khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền;

– Các cá nhân khác làm việc trong phòng khám có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh.

Khoản 3 Điều 27 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
21 Phòng xét nghiệm – Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật có CCHN khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa xét nghiệm;

– Các cá nhân khác làm việc trong phòng xét nghiệm có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh.

Khoản 3 Điều 28 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
22 Phòng khám chẩn đoán hình ảnh – Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật có CCHN khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh;

– Các cá nhân khác làm việc trong phòng khám có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh.

Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều 29 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
23 Phòng khám X-Quang – Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật;

– Các cá nhân khác làm việc trong phòng khám có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh.

Điểm a và Điểm c Khoản 3 Điều 29 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
24 Nhà hộ sinh – Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật;

– Các cá nhân khác làm việc trong nhà hộ sinh có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh.

Khoản 3 Điều 30 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
25 Phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng – Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật;

– Các cá nhân khác làm việc trong phòng khám có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh.

Khoản 4 Điều 31 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
26 Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp – Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật;

– Các cá nhân khác làm việc trong phòng khám có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh.

Khoản 4 Điều 32 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
27 Dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp – Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật;

– Các cá nhân khác làm việc trong cơ sở có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh.

Khoản 3 Điều 33 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
28 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà Khoản 2 Điều 34 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
29 Dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh Khoản 3 Điều 35 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
30 Dịch vụ kính thuốc CCHN khám bệnh, chữa bệnh phạm vi hành nghề chuyên khoa mắt hoặc đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt – Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật;

– Cá nhân hành nghề tại cơ sở

Khoản 3 Điều 36 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
31 Dịch vụ đấu giá tài sản CCHN đấu giá Đối với doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tư nhân kiêm Giám đốc;

Đối với công ty hợp danh:ít nhất một thành viên hợp danh; Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc

Điểm a Khoản 3 Điều 23 của Luật đấu giá tài sản năm 2016

 

Trên đây là những thông tin chi tiết về những ngành, nghề cần có chứng chỉ hành nghề, nghề kinh doanh, để việc thành lập doanh nghiệp được nhanh chóng và tiết kiệm, Kế toán Gtax khuyên Bạn nên sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi cam kết  Bạn sẽ hài lòng với chi phí và sự chuyên nghiệp từ nhân viên tư vấn Gtax.

Và đặc biệt chỉ duy nhất Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Gtax cam kết hoàn 100% chi phí nếu Bạn KHÔNG HÀI LÒNG về dịch vụ hoặc thái độ của nhân viên.