Hoá đơn điện tử

hoá đơn điện tử

Việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) mang lại lợi ích cho cả 3 bên: người bán, người mua và cơ quan quản lý trong đó có cơ quan thuế (CQT).

Cụ thể, sử dụng hóa đơn điện tử giúp ngành thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn. Chính vì lợi ích như vậy mà xu hướng sẽ là doanh nghiệp khi sử dụng hóa đơn điện tử sẽ truyền dữ liệu về cho CQT để tạo nên một cơ sở dữ liệu về HĐĐT. Kế toán Gtax sau đây sẽ tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc những vấn đề liên quan đến chủ đề hoá đơn điện tử này như sau:

Hoá đơn điện tử là gì?

Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu thế nào là hoá đơn điện tử?

hoá đơn điện tử
Hoá đơn điện tử bao gồm: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán lẻ, xuất khẩu, các hóa đơn khác

Hóa đơn điện tử là thông tin về hàng hóa và dịch vụ được tạo lập, gửi nhận, truyền dẫn và lưu trữ trên các thiết bị điện tử.

  • Hoá đơn điện tử bao gồm: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán lẻ, xuất khẩu, các hóa đơn khác như: phiếu thu tiền,vé …, phiếu thu tiền cước vận chuyển, chứng từ thu phí dịch vụ  …
  • Hoá đơn điện tử là chứng từ kế hoạch và quy định lưu trữ tối thiếu 10 năm theo luật kế toán.
  • Hoá đơn điện tử cũng có đầy đủ các thông tin như hóa đơn giấy thông thường. Hoá đơn điện tử được lập thông qua phần mềm tạo hoá đơn điện tử hoặc các trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn.

Quy trình sử dụng hoá đơn điện tử

  • Các quy định về xử lý hóa đơn đã lập bao gồm: hủy, điều chỉnh cũng được quy định tương tự hóa đơn giấy.
  • Bên cạnh đó, có một quy định riêng đối với hoá đơn điện tử đó là việc chuyển đổi sang hóa đơn giấy nhằm lưu trữ chứng từ kế toán (không bắt buộc) hoặc chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa lưu thông trên đường. Theo đó, mỗi hoá đơn điện tử chỉ được chuyển đổi một lần và người thực hiện chuyển đổi chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc chuyển đổi.
quy trinh su dung hoa đơn điện tu
Quy trình sử dụng hoá đơn điện tử

Thủ tục phát hành hóa đơn điện tử

  • Muốn phát hành hóa đơn điện tử, doanh nghiệp phải có quyết định áp dụng hóa đơn điện tử.
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử, gửi tới cơ quan quản lý, gửi lên trang thông tin điện tử của Tổng cục thuế .
  • Ký số vào hóa đơn điện tử mẫu sau đó gửi tới cơ quan quản lý thuế.

Lợi ích khi sử dụng hoá đơn điện tử?

a. Tiết kiệm chi phí tối ưu cho doanh nghiệp

Việc sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp sẽ không cần phải đầu tư quá nhiều nguồn nhân lực và thời gian để phục vụ cho việc in ấn và phát hành hóa đơn đỏ.

b. Tiết kiệm được chi phí vận chuyển và bảo quản hóa đơn

Với hóa đơn điện tử, việc bảo quản, lưu trữ hóa đơn cũng được thực hiện nhanh chóng trên hệ thống điện tử, do vậy các doanh nghiệp cũng sẽ tiết kiệm được chi phí nhân lực phục vụ công tác văn thư lưu trữ.

c. Đảm bảo độ an toàn và chính xác

Hóa đơn điện tử có mã số xác thực của Tổng cục Thuế là hóa đơn không thể làm giả.

d. Đa dạng phương thức gửi hóa đơn cho khách hàng

Khi sử dụng hóa đơn điện tử xác thực, doanh nghiệp có thể xuất – gửi hóa đơn cho khách hàng thông qua các cách thức như: email, SMS, giấy…

Nội dung của hóa đơn điện tử

bao gồm:

  1. Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn
  2. Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
  3. Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế)
  4. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
  5. Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua
  6. Thời điểm lập hóa đơn điện tử
  7. Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định.
  8. Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) và các nội dung khác liên quan (nếu có).
hoá đơn điện tử
Nội dung của hóa đơn điện tử gồm: Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn…

Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn điện tử

  1. Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dạng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.
  2. Chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Người bán được lựa chọn: sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị hoặc sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.
  3. Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.
  • Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối, thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá nguyên tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD – Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000 EUR- Năm nghìn euro).
  • Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn thể hiện theo nguyên tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.

Phân loại hóa đơn

Có bao nhiêu loại hóa đơn? hình thức thể hiện? Kế toán Gtax xin chia sẻ chi tiết với bạn đọc những vấn đề liên quan đến hóa đơn cụ thể như sau:

Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

a. Hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) là loại hóa đơn dành cho các doanh nghiệp khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động:

  • Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
  • Hoạt động vận tải quốc tế;
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

b. Hóa đơn bán hàng

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dùng để bán hàng hóa, dịch vụ dùng cho các đối tượng sau:

  • Doanh nghiệp khai, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
  • Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”. 

c. Hóa đơn khác 

gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…

d. Phiếu thu tiền 

gồm: cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Hình thức của các loại hóa đơn

Các loại hóa đơn hiện nay được thể hiện bằng các hình thức: hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và hóa đơn điện tử. Cụ thể:

  1. Hóa đơn tự in là hóa đơn do các doanh nghiệp tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  2. Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các doanh nghiệp đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các doanh nghiệp;
  3. Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chậm nhất là 01/11/2020 

Phân loại hoá đơn điện tử

hoá đơn điện tử
Hóa đơn điện tử bao gồm các loại: Hóa đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, tem, phiếu…

Hóa đơn điện tử bao gồm các loại sau:

  1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
  2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
  3. Các loại hóa đơn khác, gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
  4. Hóa đơn điện tử quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 5,  Nghị định 119/2018/NĐ-CP phải theo định dạng chuẩn dữ liệu do Bộ Tài chính quy định.

Mức phạt vi phạm về hoá đơn từ ngày 05/12/2020

Kể từ ngày 05/12/2020 mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về hoá đơn sẽ thay đổi. Các mức phạt vi phạm này được nêu rõ tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Sau đây kế toán Gtax xin chia sẻ chi tiết tất cả các mức vi phạm về hoá đơn này để bạn đọc tiện theo dõi như sau:

Ghi chú:

  1. Mức phạt nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức.
  2. Đối với người nộp thuế áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Luật quản lý thuế 2019 trước ngày 01/7/2022 nếu vi phạm quy định về hóa đơn điện tử cũng áp dụng mức phạt nêu trên.
  3. Đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn diễn ra trước ngày 05/12/2020 nhưng kết thúc kể từ ngày 05/12/2020 thì áp dụng văn bản quy định về phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.
  4. Đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn từ ngày 01/7/2020 đến trước ngày 05/12/2020 thì áp dụng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính tại:
    • Chương XV Luật Quản lý thuế 2019
    • Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013
    • Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013
    • Nghị định 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016
Hành vi vi phạm

Hình thức phạt

01

Không ký hợp đồng in bằng văn bản hoặc tổ chức in in hóa đơn đặt in để sử dụng nhưng không có quyết định in hóa đơn của người đại diện theo quy định của pháp luật. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng

02

Đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo không đủ điều kiện đặt in hóa đơn, trừ trường hợp cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in. – Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.– Buộc hủy hóa đơn.

03

Đặt in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn. – Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.– Buộc hủy hóa đơn.

04

Báo cáo về việc nhận in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 01 đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định/ Cảnh cáo

05

Báo cáo về việc nhận in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 06 ngày đến 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ Cảnh cáo

06

In hóa đơn đặt in mà không ký hợp đồng in bằng văn bản. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng

07

Báo cáo về việc in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 06 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

08

Không hủy các sản phẩm in hỏng, in thừa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in. – Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.– Buộc hủy các sản phẩm in, hóa đơn.

09

Nhận in hóa đơn đặt in khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định in hóa đơn. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng

10

Không khai báo việc làm mất hóa đơn trước khi giao cho khách hàng.

11

Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một khâu bất kỳ trong hợp đồng in hóa đơn cho cơ sở in khác. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

12

In hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn. – Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.– Đình chỉ hoạt động in hóa đơn từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.

– Buộc hủy các sản phẩm in, hóa đơn.

13

Cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành. – Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng.– Buộc hủy hóa đơn và nộp lại số tiền bất hợp pháp thu được.

14

Cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng đặt in hóa đơn cho tổ chức, cá nhân khác.

15

Cho, bán hóa đơn mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập. – Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.– Buộc hủy hóa đơn và nộp lại số tiền bất hợp pháp thu được.

16

Nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc khi thay đổi tên quá thời hạn từ 10 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới hoặc bắt đầu sử dụng hóa đơn với tên mới. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng

17

Nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp quá thời hạn từ 10 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới.

18

Sử dụng hóa đơn đã được thông báo phát hành với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng.

19

Lập thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung theo quy định đã được cơ quan thuc phát hiện và có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhận biết để điều chỉnh những tổ chức, cá nhân chưa điều chỉnh mà đã lập hóa đơn giao cho khách hàng. – Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.– Buộc thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định.

20

Không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định.

21

Nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc khi thay đổi tên quá thời hạn từ 21 ngày trở lên, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới hoặc bắt đầu sử dụng hóa đơn với tên mới. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

22

Nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp quá thời hạn từ 21 ngày trở lên, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

23

Không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã khai, nộp thuế hoặc chưa đến kỳ kê khai, nộp thuế theo quy định. – Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.– Buộc thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định.

24

Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Cảnh cáo

25

Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyền (dùng quyền có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyền hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn Cảnh cáo

26

Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kế khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế. Cảnh cáo

27

Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng

28

Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng

29

Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (trừ trường hợp có tình tiết giảm nhẹ).

30

Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (Trừ trường hợp “không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế”).

31

Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (trừ trường hợp “Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyền (dùng quyền có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyền hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn”).

32

Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

33

Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế. – Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (trừ trường hợp “Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kế khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế”).– Buộc lập hóa đơn theo quy định khi người mua có yêu cầu.

34

Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

35

Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

36

Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

37

Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định. – Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (trừ trường hợp “Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất”).– Buộc lập hóa đơn theo quy định khi người mua có yêu cầu.

38

Khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ. Cảnh cáo

39

khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (trừ trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì phạt cảnh cáo).

40

Khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 06 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

41

Khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 06 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

42

Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (trừ liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ. Cảnh cáo.

43

Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập sai, đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn lập sai, xóa bỏ này. Cảnh cáo.

44

Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ.Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

45

Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

46

Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ.Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

47

Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai, nộp thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ (Không bao gồm các trường hợp số 42, 43, 44, 45, 46). Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

48

Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ. Cảnh cáo

49

Hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

50

Không hủy các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng, không hủy hóa đơn mua của cơ quan thuế đã hết hạn sử dụng. – Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng– Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn.

51

Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định (Không bao gồm trường hợp số 48). Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

52

Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

53

Không hủy, không tiêu hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật. – Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.– Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn.

54

Không hủy hóa đơn điện tử khi lập sai sót sau khi quá thời hạn cơ quan thuế thông báo cho người bán về việc kiểm tra sai, sót. – Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.– Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn.

55

Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định. – Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.– Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn.

56

Hủy, tiêu hủy hóa đơn không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

57

Tiêu hủy hóa đơn không đúng các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

58

Sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn (Không bao gồm trường hợp sử dụng hóa đơn không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế miễn giảm nhưng khi cơ quan thuế phát hiện người mua chứng minh được lỗi vi phạm thuộc về bên bán và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ và trường hợp sử dụng với mục đích làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế miễn giảm). – Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng– Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.

59

Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ. Cảnh cáo

60

Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định (không bao gồm trường hợp số 59). Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

61

Lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo về hóa đơn theo quy định gửi cơ quan thuế.Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị xử phạt. – Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.– Buộc lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn.

62

Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

63

Nộp thông bảo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 21 ngày đến 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

64

Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

65

Không nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định. – Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.– Buộc lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn.

66

Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

67

Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 06 đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

68

Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ. – Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.– Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế.

69

Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

70

Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định. – Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng– Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế

71

Cung cấp phần mềm hóa đơn tự in không đảm bảo nguyên tắc hoặc khi in ra không đáp ứng đủ nội dung quy định của pháp luật về hóa đơn. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

72

Cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử không đảm bảo nguyên tắc theo quy định của pháp luật về hóa đơn. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

Để tránh thực hiện sai sót khi áp dụng Nghị định 125/2020/NĐ-CP , Kế toán Gtax khuyến nghị Bạn cần tham khảo kỹ những nội dung tư vấn trên hoặc liên hệ với chuyên viên tư vấn kế toán thuế Gtax để được hướng dẫn.

Trên đây là những thông tin chi tiết về Hoá đơn điện tử, để việc thực hiện được nhanh chóng và tiết kiệm, Kế toán Gtax khuyên Bạn nên sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói của chúng tôi. Chúng tôi cam kết  Bạn sẽ hài lòng với chi phí và sự chuyên nghiệp từ nhân viên tư vấn Gtax. Vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KẾ TOÁN GTAX

  • Trụ sở: Phòng 1901, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
  • CN1: Tầng trệt, Toà nhà Rosana, 60  Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
  • CN2: P.805, Khu B, Toà Nhà IndoChina, 04 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
  • TEL: (028) 2221 6789
  • WEB: https://gtax.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/ketoangtax/