Thủ Tục Thay Đổi Tên Doanh Nghiệp

tên doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế cũng như sự thay đổi trong ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh… doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiến hành thay đổi tên của doanh nghiệp mình vào bất cứ thời điểm nào.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Gtax xin chia sẻ những thủ tục, giấy tờ liên quan đến việc thay đổi tên của doanh nghiệp như sau:

1. Hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp đối với loại hình Công ty TNHH 1 thành viên

  • Thông báo thay đổi tên công ty tnhh 1 thành viên;
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thay đổi tên công ty tnhh 1 thành viên;
  • Bản sao giấy chứng nhận ĐKKD;
  • Giấy giới thiệu (nếu có).

2. Hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp đối với loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

  • Thông báo thay đổi tên công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Biên bản họp hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên về việc thay đổi tên công ty;
  • Quyết định của Chủ tịch hội đồng thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên về việc thay đổi tên công ty;
  • Bản sao giấy chứng nhận ĐKKD;
  • Giấy giới thiệu (nếu có)

3. Hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp đối với công ty cổ phần:

  • Thông báo thay đổi tên công ty đối với công ty cổ phần;
  • Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi tên công ty;
  • Quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị về việc thay đổi tên công ty;
  • Bản sao giấy chứng nhận ĐKKD;
  • Giấy giới thiệu (nếu có);
    cach doi ten doanh nghiep
    Có hai cách để nộp hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp

4. Hướng dẫn nộp hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp

  1. Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý

  • Sau khi hoàn tất chuẩn bị hồ sơ theo quy định, bạn nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) của tỉnh hoặc thành phố nơi công ty đặt trụ sở.
  • Thời gian xử lý hồ sơ thông thường từ 3 đến 5 ngày làm việc.
  • Nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ yêu cầu, bạn sẽ nhận được Giấy phép kinh doanh (GPKD) với tên mới. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, Sở KH&ĐT sẽ gửi thông báo yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung. Khi đó, bạn cần điều chỉnh và nộp lại hồ sơ từ đầu.
  1. Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng

  • Hồ sơ được quét (scan) và nộp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo hướng dẫn.
  • Nếu hồ sơ được chấp thuận, bạn cần nộp bổ sung bản giấy tại Sở KH&ĐT để hoàn tất thủ tục và nhận kết quả. Trong trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu, hệ thống sẽ gửi thông báo yêu cầu sửa đổi tương tự như hình thức nộp trực tiếp.

Lưu ý quan trọng:

  • Lỗi dịch tên tiếng Anh: Một số tên tiếng Anh có thể bị dịch không chính xác sang tiếng Việt, dẫn đến hồ sơ bị trả về. Vì vậy, nếu sử dụng tên tiếng Anh, bạn cần chứng minh được ý nghĩa của từ khi dịch sang tiếng Việt.
  • Trùng tên: Một số trường hợp tên doanh nghiệp dù không trùng khi tra cứu, nhưng có thể gặp vấn đề về trùng lặp với doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể.

Để tránh rủi ro, bạn nên kiểm tra kỹ thông tin và nhờ chuyên gia tư vấn trước khi nộp hồ sơ.

5. Những điều cần lưu ý sau khi hoàn tất thủ tục đổi tên doanh nghiệp

Sau khi thủ tục đổi tên doanh nghiệp được hoàn thành, để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và tránh các vi phạm hành chính, bạn cần chú ý các vấn đề sau:

  1. Khắc và công bố mẫu dấu mới

Nếu bạn thay đổi tên doanh nghiệp, việc khắc dấu và công bố mẫu dấu mới là bắt buộc. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể sử dụng dịch vụ hỗ trợ trọn gói của các đơn vị tư vấn, giúp quy trình này diễn ra thuận tiện hơn.

  1. Thay đổi bảng hiệu công ty

Giống như khi mới thành lập doanh nghiệp, sau khi đổi tên, bạn cần làm bảng hiệu mới với thông tin đã được cập nhật. Đây là yêu cầu để đảm bảo tính hợp pháp khi hoạt động kinh doanh.

  1. Xử lý con dấu cũ

  • Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015: Vì dấu công ty và giấy chứng nhận mẫu dấu được cấp bởi cơ quan công an, bạn cần trả lại con dấu cũ sau khi đổi tên doanh nghiệp.
  • Đối với doanh nghiệp thành lập từ ngày 01/07/2015 trở đi: Dấu không cần trả lại, nhưng con dấu cũ có tên cũ sẽ không được phép sử dụng trong bất kỳ giao dịch nào.
  1. Điều chỉnh hóa đơn và thông báo phát hành theo tên mới

Việc xử lý hóa đơn sau khi đổi tên công ty phụ thuộc vào loại hóa đơn mà doanh nghiệp sử dụng:

  • Hóa đơn giấy:
    Nếu tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ, bạn cần nộp mẫu TB04/AC để thông báo điều chỉnh thông tin, sau đó khắc dấu tên mới và đóng lên phần tên cũ trên hóa đơn trước khi phát hành.
  • Hóa đơn điện tử:
    Có hai cách xử lý, tùy vào yêu cầu của Chi cục Thuế

Trường hợp 1: Liên hệ đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử để điều chỉnh thông tin theo tên mới, đồng thời nộp mẫu TB04/AC.

Trường hợp 2: Ngoài các bước trên, doanh nghiệp phải hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và làm thông báo phát hành hóa đơn mới với tên đã thay đổi.

Trên đây là những thông tin chi tiết về thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp. Để giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, Kế toán Gtax sẵn sàng đồng hành cùng bạn qua dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Với chi phí hợp lý và đội ngũ tư vấn tận tâm, chúng tôi tin rằng bạn sẽ hài lòng với trải nghiệm dịch vụ tại Gtax.

Và đặc biệt chỉ duy nhất Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Gtax cam kết hoàn 100% chi phí nếu Bạn KHÔNG HÀI LÒNG về dịch vụ hoặc thái độ của nhân viên.

Để biết thêm chi tiết và cập nhật mức phí, vui lòng liên hệ với GTAX qua hotline hoặc website của chúng tôi.