Báo cáo tài chính

báo cáo tài chính

Báo Cáo Tài Chính Gồm Những Gì? - Thời Hạn Nộp Báo Cáo Chuẩn

Kế toán Gtax sau đây xin tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc bài viết “Những vấn đề liên quan đến Báo cáo tài chính“, qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ các khái niệm cũng như cách áp dụng từng loại báo cáo tài chính theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, bên cạnh đó bạn đọc cũng biết và phòng tránh những trường hợp vi phạm và mức phạt liên quan đến Báo cáo tài chính này.

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính được hiểu là báo cáo cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của công ty bạn như: doanh thu, lợi nhuận, tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, dòng tiền…

Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là báo cáo cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của công ty

Thời hạn nộp báo cáo tài chính

  • Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm của hầu hết các loại hình doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kế thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
  • Thời hạn nộp báo cáo tài chính của DNTN, Công ty hợp danh: phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;

Ví dụ: Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2020 của công ty Kế toán Gtax chậm nhất sẽ là ngày 30/03/2021.

Bộ hồ sơ báo cáo tài chính có gì?

Bộ hồ sơ báo cáo tài chính theo qui định gồm những loại sau:

    1. Bảng cân đối kế toán
    2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
    3. Bảng lưu chuyển tiền tệ
    4. Thuyết minh báo cáo tài chính
    5. Các tờ khai quyết toán thuế:
    • Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
    • Tờ khai quyết toán thuế TNCN.

Nội dung trong BCTC gồm những gì?

Báo cáo tài chính sẽ phải cung cấp được các thông tin chính như sau

    1. Tài sản
    2. Nợ phải trả
    3. Vốn chủ sở hữu
    4. Doanh thu, thu nhập khác;
    5. Chi phí kinh doanh và chi phí khác
    6. Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
    7. Thuế và các khoản phải nộp theo qui định
    8. Các tài sản khác có liên quan
    9. Dòng tiền và luân chuyển dòng tiền

Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải cung cấm thêm thông tin trong ‘’Thuyết minh BCTC” để làm rõ các chỉ tiêu đã phản ánh trong các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán áp dụng để ghi nhân các nghiệp vụ kinh thế phát sinh như:

    1. Chế độ kế toán áp dụng
    2. Hình thức kế toán
    3. Nguyên tắc ghi nhận,
    4. Phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn kho
    5. Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
    6.  …..

Kỳ và đối tượng lập báo cáo tài chính

Kỳ lập báo cáo tài chính năm

  • Thời điểm lập BCTC năm

Các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính (BCTC) theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế.

Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.

  • Đối tượng lập Báo cáo tài chính năm
Hệ thống Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Báo cáo tài chính năm phải lập theo dạng đầy đủ.

Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ

  • Thời điểm lập BCTC giữa niên độ

Kỳ lập BCTC giữa niên độ bao gồm: Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên.

  • Đối tượng lập Báo cáo tài chính giữa niên độ
    1. Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập Báo cáo tài chính giữa niên độ;
    2. Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng tại điểm 1 nêu trên được khuyến khích lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (nhưng không bắt buộc).
    3. Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Chủ sở hữu đơn vị quyết định việc lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược đối với Báo cáo tài chính giữa niên độ của đơn vị mình nếu không trái với quy định của pháp luật mà đơn vị thuộc đối tượng bị điều chỉnh.

Kỳ lập báo cáo tài chính khác

  • Thời điểm lập BCTC khác
    1. Các doanh nghiệp có thể lập BCTC theo kỳ kế toán khác  (tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…) theo yêu cầu của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu hoặc cơ quan quản lý nhà nước.
    2. Đối với các doanh nghiệp bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản thì phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
  • Đối tượng lập Báo cáo tài chính khác
    1. Doanh nghiệp cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập Báo cáo tài chính của riêng đơn vị mình và Báo cáo tài chính tổng hợp.
    2. Báo cáo tài chính tổng hợp được lập trên cơ sở đã bao gồm số liệu của toàn bộ các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân và đảm bảo đã loại trừ tất cả số liệu phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.
    3. Các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập Báo cáo tài chính của mình phù hợp với kỳ báo cáo của đơn vị cấp trên để phục vụ cho việc tổng hợp Báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên và kiểm tra của cơ quan quản lý.
Các loại sổ doanh nghiệp cần phải lập
Các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế.

Báo cáo tài chính hợp nhất 

Khái niệm Báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất là BCTC được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp bình thường. Báo cáo tài chính hợp nhất được lập dựa trên cơ sở hợp nhất các báo cáo tài chính riêng lẻ của công ty mẹ (là công ty có một hoặc nhiều công ty con) và công ty con(là các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát, quản lý của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ)) theo quy định.

Thường thấy báo cáo tài chính hợp nhất trong các Tập đoàn bao gồm các công ty mẹ và các công ty con hoạt động song song.

Mục đích của Báo cáo tài chính hợp nhất

  1. Tổng hợp và trình bày toàn cảnh tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu tại một thời điểm kết thúc một năm tài chính.
  2. Báo cáo tài chính hợp nhất sẽ phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính của các công ty mẹ và công ty con như một doanh nghiệp độc lập.
  3. Cung cấp các thông tin để đánh giá tình hình kinh doanh, dòng tiền … trong năm tài chính đã qua và dự đoán trong tương lai.
  4. Là căn cứ quan trọng để có các quyết định về quản lý, điều hành mọi hoạt động kinh doanh và kế hoạch đầu tư.

Đối tượng phải lập báo cáo tài chính hợp nhất

  1. Tất cả các công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con (có thể là sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu gián tiếp thông qua một công ty con khác).
  2. Tất cả các tổng công ty nhà nước được thành lập và hoạt động theo mô hình có công ty con cũng phải lập, nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định.

Thời hạn nộp và công khai BCTC hợp nhất

  1. Báo cáo tài chính hợp nhất phải lập và nộp vào cuối kỳ kế toán cho các cơ quan quản lý chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  2. Thời hạn công khai trong vòng 120 ngày kể từ ngày kế thúc năm tài chính.

Biểu mẫu báo cáo tài chính

Kế toán Gtax xin chia sẻ đến bạn đọc Danh sách các mẫu biểu báo cáo tài chính của Thông 犀利士
tư 200/2014/TT-BTC. (Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC  ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài  Chính)

STT

TÊN BIỂU MẪU

TẢI VỀ

1

Mẫu số B01 – DNBảng cân đối kế toán năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục

B01 – DN

2

Mẫu số B01/CDHĐ – DNKLTBảng cân đối kế toán của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục

B01/CDHĐ – DNKLT

3

Mẫu số B02 – DNBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm

B02 – DN

4

Mẫu số B03 – DN

  1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm theo phương pháp trực tiếp
  2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm theo phương pháp gián tiếp

Tải về

Tải về

5

Mẫu số B09 – DNBản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tụ

B09 – DN

6

Mẫu số B09/CDHĐ–DNKLTBản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục

B09/CDHĐ–DNKLT

7

Mẫu số B01a-DNBảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ)

B01a-DN

8

Mẫu số B02a–DNBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ)

B02a–DN

9

Mẫu số B03a–DN

  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ) theo phương pháp trực tiếp
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ) theo phương pháp gián tiếp

Tải về

Tải về

10 Mẫu số B09a – DNBản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc

B09a – DN

11 Mẫu số B01b– DNBảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược)

B01b– DN

12 Mẫu số B02b – DNBáo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm lược)

B02b – DN

13 Mẫu số B03b – DNBáo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược)

B03b – DN

14 Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc B09a-DN 

Hành vi vi phạm về báo cáo tài chính

Mức phạt khi chậm nộp báo cáo tài chính? doanh nghiệp thường mắc phải những lỗi vi phạm nào cũng như mức xử lý vi phạm  trong quá trình lập báo cáo tài chính? Kế toán Gtax xin chia sẻ để bạn đọc theo dõi như sau:

báo cáo tài chính
Phạt từ 80 đến 100 triệu đồng cho hành vi: Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính

Vi phạm về lập và trình bày báo cáo tài chính

  • Mức phạt: 10 đến 20 triệu đồng cho hành vi: 
    1. Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định;
    2. Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 6 và Khoản 1 Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP

  • Mức phạt: 20 đến 40 triệu đồng cho hành vi:
    1. Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định;
    2. Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 6 và Khoản 2 Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP

  • Mức phạt: 40 đến 60 triệu đồng cho hành vi:
    1. Không lập báo cáo tài chính theo quy định;
    2. Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;
    3. Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 6 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP

  • Mức phạt: 80 đến 100 triệu đồng cho hành vi:
    1. Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
    2. Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
    3. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 6 và Khoản 4 Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP

Vi phạm về nộp và công khai báo cáo tài chính

  • Mức phạt: 5 đến 10 triệu đồng cho hành vi:
    1. Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
    2. Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 6 và Khoản 1 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP

  • Mức phạt: 10 đến 20 triệu đồng cho hành vi:
    1. Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
    2. Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
    3. Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
    4. Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
    5. Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 6 và Khoản 2 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP

  • Mức phạt: 20 đến 30 triệu đồng cho hành vi:
    1. Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
    2. Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 6 và Khoản 3 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP

  • Mức phạt: 40 đến 50 triệu đồng cho hành vi:
    1. Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    2. Không công khai báo cáo tài chính theo quy định

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 6 và Khoản 4 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP

Thủ thuật hay dùng để “lách” trong BCTC

Doanh nghiệp sử dụng thủ thuật kế toán để thổi phồng lợi nhuận bằng nhiều cách để làm đẹp báo cáo tài chính đánh lạc hướng nhà đầu tư. Những dấu hiệu dưới đây rất có thể cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng thủ thuật kế toán để thổi phồng lợi nhuận.

  • Lợi nhuận đánh bại thị trường

Những doanh nghiệp bình thường hoạt động ở những lĩnh vực không thể tạo ra đột biến về doanh thu, thậm chí còn sử dụng văn phòng chia sẻ nhưng lại có lợi nhuận rất cao kể cả cao hơn lợi nhuận trung bình trong ngành hoặc giữ được lợi nhuận tăng trong khi thị trường kinh doanh ngày càng khó khăn… những dấu hiệu trên thể hiện ít nhiều doanh nghiệp đang có vấn đề trong báo cáo tài chính và cần được xem xét một cách kỹ lưỡng.

  • Lợi nhuận cao nhưng không được đối thủ cùng ngành vị nể

Chúng ta có thể xem xét cụ thể  trường hợp của Công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông (Mã chứng khoán DVD). Khi cổ phiếu này mới lên niêm yết thì không ít các công ty chứng khoán lớn có báo cáo đánh giá hoạt động của DVD rất khả quan. Dựa vào các thông tin DVD công bố, các công ty chứng khoán trên đã tính toán EPS dự phòng của cổ phiếu DVD cao nhất nhì trong ngành. Tuy nhiên thực tế các doanh nghiệp cùng ngành dược lại không xem trọng hoạt động kinh doanh của DVD và kết quả DVD đã sụp đổ.

  • Lợi nhuận ảo

Tiếp tục xem xét trường hợp DVD ở trên, nhìn vào báo cáo tài chính: Hai năm trước khi niêm yết, DVD chỉ đạt lợi nhuận lần lượt 18,5 tỷ đồng và 25,5 tỷ đồng, nhưng vào năm 2009, khi vừa niêm yết, lợi nhuận bất ngờ nhảy vọt lên 109 tỷ đồng. Lợi nhuận của DVD xuất phát từ hoạt động sản xuất-kinh doanh chính, chứ không phải từ các thu nhập bất thường như thanh lý tài sản, chuyển nhượng vốn. “Hiện tượng” DVD sau này được giải mã bằng hình thức ghi nhận “doanh thu ảo”.

  • Lợi nhuận rất cao trước các đợt phát hành

Trong quý III/2010, mặc dù thị trường chứng khoán suy giảm, đa phần công ty chứng khoán thua lỗ, nhưng công ty chứng khoán VNDirect (mã VND) công bố lãi 53 tỷ đồng. Thế nhưng, vào quý IV/2010, khi thị trường chứng khoán phục hồi, đa phần công ty chứng khoán có lãi, thì VND lại công bố lỗ 117 tỷ đồng. Lãnh đạo VND giải thích, thua lỗ có nguyên nhân khách quan là thị trường biến động, nhưng giới phân tích nhìn nhận, con số lợi nhuận khả quan trước đó của VND có thể được công bố để hỗ trợ cho đợt phát hành tăng vốn từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010.

  • Lợi nhuận từ các giao dịch đáng ngờ

Tháng 7/2010, một doanh nghiệp ngành khí đốt đã triệu tập đại hội cổ đông bất thường điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận tăng 2,5 lần so với con số được thông qua vài tháng trước đó tại đại hội cổ đông thường niên. Khoản lợi nhuận tăng thêm này được tạo ra từ kinh doanh bất động sản, nhằm phục vụ cho mục đích tăng vốn. Thực chất, khoản lợi nhuận này được tạo ra bằng một giao dịch chuyển nhượng khá đáng ngờ trong liên minh 3 bên đều liên quan đến chủ tịch Hội đồng quản trị. “Âm mưu” này sau đó phá sản do thị trường chứng khoán đi xuống, nhưng cũng khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ khi tin vào con số lợi nhuận “bánh vẽ”.

  • Lợi nhuận thay đổi liên tục

Vào đầu quý II năm nay, Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco (DBC) gây chú ý khi đại hội cổ đông vừa thông qua kế hoạch lợi nhuận 167 tỷ đồng, thì hai ngày sau đó, công ty công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I với 204 tỷ đồng lợi nhuận, gấp 4 lần con số lãnh đạo DBC công bố tại đại hội cổ đông. Giải thích với báo giới và giải trình với cơ quan quản lý thị trường, ý kiến của lãnh đạo DBC tỏ ra không thống nhất về cách ghi nhận lợi nhuận từ việc chuyển nhượng dự án bất động sản.

  • Lợi nhuận gắn với các đợt thanh lý tài sản khả nghi

Các đợt thanh lý tài sản lớn có thể là biện pháp cứu vãn kết quả kinh doanh yếu kém của doanh nghiệp. Nếu việc thanh lý diễn ra sát thời điểm kết thúc chu kỳ kế toán, thì gần như chắc chắn là doanh nghiệp có ý đồ. Đơn cử, năm 2010, Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn (Tribeco) chuyển nhượng cổ phần tại Tribeco Bình Dương cho một cổ đông lớn là Uni- President vào đúng ngày 30/6. Động thái này giúp Tribeco lãi 44 tỷ đồng trong quý II/2010 và khiến cổ phiếu tăng giá mạnh. Tuy nhiên, đây là quý lãi duy nhất của Tribeco trong 13 quý liên tiếp.

  • Lợi nhuận cao đột biến vào quý I và quý III

 Do báo cáo tài chính quý I và quý III không yêu cầu phải soát xét, nên các  chiêu lách trong hoạt động  kế toán nhiều khả năng được doanh nghiệp đem ra áp dụng thường xuyên.

  • Thay kế toán trưởng liên tục

 Chưa kể những lần thay đổi người đại diện pháp luật và tổng giám đốc, trước khi kết thúc năm tài chính 2011, Công ty cổ phần Nhựa Tân Hóa (VKP) liên tục thay kế toán trưởng. Hai vị trí tổng giám đốc và kế toán trưởng có vai trò quan trọng đối với chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Sự thay đổi đột ngột cả hai vị trí này trước thời điểm năm tài chính kết thúc có thể là một dấu hiệu không lành, báo hiệu báo cáo tài chính có thể bị can thiệp.

  • Thay đổi chính sách bán hàng

Doanh nghiệp có thể “làm xiếc” lợi nhuận bằng cách thay đổi chính sách bán hàng có thể là cho phép người mua trả chậm để tăng doanh thu. Một kỹ thuật khác là thay đổi các ước kế toán ghi nhận giá trị các hợp đồng tương lai về thời điểm hiện tại.

Trên đây là những thông tin chi tiết về Báo cáo tài chính, để việc thực hiện được nhanh chóng và tiết kiệm, Kế toán Gtax khuyên Bạn nên sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói ở TPHCM của chúng tôi. Chúng tôi cam kết  Bạn sẽ hài lòng với chi phí và sự chuyên nghiệp từ nhân viên tư vấn Gtax.

Và đặc biệt chỉ duy nhất Dịch vụ kế toán trọn gói Gtax cam kết hoàn 100% chi phí nếu Bạn KHÔNG HÀI LÒNG về dịch vụ hoặc thái độ của nhân viên.

CÔNG TY TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ KẾ TOÁN GTAX

  • Trụ sở: Phòng 1901, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
  • CN1: Tầng trệt, Toà nhà Rosana, 60  Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
  • CN2: P.805, Khu B, Toà Nhà IndoChina, 04 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp Hồ Chí Minh
  • TEL: (028) 2221 6789
  • WEB: https://gtax.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/ketoangtax/