So sánh về sự giống và khác nhau giữa 2 loại hình TNHH một thành viên và TNHH 2 thành viên trở lên

Thành lập công ty TNHH là xu hướng lựa chọn của các công ty mới khởi nghiệp (startup) hoặc qui mô vừa và nhỏ hiện nay. Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Có 2 loại hình đăng ký doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Gtax xin gửi đến quý Khách hàng bài so sánh về sự giống và khác nhau giữa 2 lại hình doanh nghiệp TNHH MTV và TNHH 2 TV trở lên  như sau: 

Tổng Quan 

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên (MTV) và hai thành viên trở lên (2TV) có một vài đặc điểm giống nhau đó là nếu trong trường hợp bạn không thể chi trả khoản nợ đúng hạn mà bị những người chủ nợ tiến hành khởi kiện thì khi đó công ty của bạn có thể mất toàn bộ tài sản. Tuy nhiên với số tiền mà những người đã tiến hành tham gia bỏ vốn vào để thành lập công ty thì khi đó họ sẽ chỉ bị mất toàn bộ số tiền này mà không cần phải bù thêm một khoản tiền nào khác bên ngoài do vay mượn hoặc tài sản khác của gia đình để thanh toán các khoản vay. Người ta nói rằng những người góp vốn chịu trách nhiệm giới hạn. Suy ra, khi họ được hưởng chế độ hữu hạn thì chủ nợ của công ty phải… trả giá!

  Lý do thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là để khuyến khích người có tiền bỏ ra kinh doanh mà không phải lo mất sạch của cải. Tại Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên có từ năm 2000, nhưng việc thành lập nó bị hạn chế. Năm 2005, sau đó 2014 Luật Doanh nghiệp đã cụ thể hoá các điều kiện và qui định để quản lý loại hình này. 

Có 2 điểm chính khác nhau của hai loại hình này:

  1.  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một người bỏ vốn, trong khi loại hình công ty TNHH 2 thành viên có từ 2-50 người góp vốn. Như vậy công ty TNHH 2 thành viên có thể gọi vốn nhiều; trong khi đó thì công ty TNHH 1 thành viên lại sẽ có giới hạn nhất định.
  2. Người nào tiến hành bỏ vốn vào công ty thì khi đó họ sẽ có quyền sử dụng khoản tiền này để tiến hành những công việc kinh doanh và  buộc nó kinh doanh làm cho tiền của mình có thể sinh lời lãi (gọi là cổ tức). Đây cũng chính là quyền quản trị số tiền của chính họ. Từ đó có thể thấy công ty TNHH 1 thành viên sẽ chỉ có một người chịu trách nhiệm quản trị còn công ty TNHH 2 thành viên thì số lượng người quản trị sẽ là nhiều hơn

Điều hành

  • Chủ tịch của công ty TNHH 1 thành viên sẽ đưa ra những quyết định cho doanh nghiệp của mình mà không cần xin ý kiến ai cả, tuy nhiên người chủ doanh nghiệp có thể cử một người khác hoặc tiến hành thành lập một hội đồng quản trị với số lượng thành viên lớn để có thể đưa ra ý kiến góp ý cũng như thay mặt chủ doanh nghiệp tiến hành triển khai các công việc của công ty. Chủ tịch hay hội đồng thành viên sẽ cử một người khác làm giám đốc trông coi công việc hàng ngày của công ty (gọi là điều hành). Cả chủ tịch, hội đồng lẫn giám đốc đều là người được ủy quyền để làm theo quyết định của người bỏ tiền.
  • Công ty TNHH 2 thành viên có ít nhất hai người góp vốn thì cả hai cùng quản lý công ty và họ lập một hội đồng thành viên, trong đó mỗi người quyết định theo số tiền họ đã góp (gọi là tỷ lệ vốn góp); ai có tỷ lệ cao thì người ấy có ưu thế hơn khi quyết định. Nói cách khác, các thành viên chia sẻ quyền quản trị công ty; người góp vốn nhiều sẽ có nhiều quyền quyết định hơn so với người còn lại. Chỉ trong những trường hợp cần những quyết định quan trọng của công ty (tăng vốn, sáp nhập, giải thể, bán tài sản…) thì người có tỷ lệ vốn thấp mới có tiếng nói (quyền phủ quyết).

Trên đây là những thông tin chi tiết về So sánh về sự giống và khác nhau giữa 2 loại hình TNHH một thành viên và TNHH 2 thành viên trở lên, để việc thực hiện được nhanh chóng và tiết kiệm, Kế toán Gtax khuyên Bạn nên sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi cam kết  Bạn sẽ hài lòng với chi phí và sự chuyên nghiệp từ nhân viên tư vấn Gtax.

Và đặc biệt chỉ duy nhất Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Gtax cam kết hoàn 100% chi phí nếu Bạn KHÔNG HÀI LÒNG về dịch vụ hoặc thái độ của nhân viên.

Leave a Reply