Những lưu ý khi thay đổi vốn điều lệ

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, Vốn điều lệ là phần không thể thiếu khi khai báo. Việc lựa chọn vốn điều lệ bao nhiêu là do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên theo qui định có một số ngành nghề Vốn điều lệ phải bằng ít nhất số vốn pháp định.

Khi doanh nghiệp có sự thay đổi trong định hướng phát triển, thay đổi ngành nghề kinh doanh,… sẽ có nhu cầu thay đổi vốn điều lệ cho phù hợp, để giảm thiểu rủi ro, sai sót và tiết kiệm thời gian, dịch vụ thành lập doanh nghiệp Gtax xin chia sẻ những lưu ý khi Bạn thực hiện việc thay đổi Vốn điều lệ này như sau:

1. Công ty TNHH Một thành viên (MTV)

Vốn điều lệ của công ty TNHH MTV tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

Công ty TNHH MTV thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

– Hoàn trả một phần vốn góp

– Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Công ty TNHH MTV tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty TNHH MTV phải tổ chức theo một trong hai loại hình sau:

– Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên

– Công ty cổ phần.

Bạn nên xem chi tiết:Thay đổi vốn điều lệ trong công ty TNHH một thành viên

2. Công ty TNHH 2 TV trở lên

Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau:

– Tăng vốn góp của thành viên;

– Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

Công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:

– Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ; 

– Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên;

– Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn;

Lưu ý: Nếu như việc thay đổi vốn điều lệ dẫn đến việc thay đổi số thành viên thấp hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định đối với công ty TNHH thì công ty phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Bạn nên xem chi tiết: Thay đổi vốn điều lệ trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

3. Công ty cổ phần

Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Công ty cổ phần có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

– Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

– Công ty mua lại cổ phần đã phát hành;

– Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Nếu việc thay đổi vốn điều lệ dẫn đến việc thay đổi số lượng cổ đông đến dưới cố lượng cổ đông tối thiểu theo quy định đối với công ty cổ phần thì công ty phải thực hiện thay đổi loại hình doanh nghiệp.

Bạn nên xem chi tiết: 

4. Công ty hợp danh

Vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản mà thành viên hợp danh và thành viên góp vốn góp hoặc cam kết góp tại thời điểm đăng ký hành lập doanh nghiệp.

Công ty hợp danh có thể thay đổi vốn điều lệ trong những trường hợp sau:

– Thành viên góp vốn bị khai trừ;

– Thành viên rút vốn;

– Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách thành viên;

– Tiếp nhận thành viên mới.

Lưu ý:

– Không thực hiện việc đăng ký giảm vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

– Trường hợp giảm vốn điều lệ đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định, doanh nghiệp chỉ được đăng ký giảm vốn điều lệ, nếu mức vốn đăng ký sau khi giảm không thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành, nghề đó.

– Vốn điều lệ là giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu tại công ty, trừ thành viên hợp danh của công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của công ty. 

– Vốn điều lệ công ty cổ phần không bao gồm giá trị của số cổ phần được quyền chào bán.

– Đối với doanh nghiệp tư nhân, số vốn đưa vào kinh doanh được gọi là vốn đầu tư không phải là vốn điều lệ.

5. Thuế môn bài

Khi thay đổi Vốn điều lệ Bạn phải thay đổi mức đóng lệ phí môn bài của doanh nghiệp. Quý Công ty căn cứ vốn điều lệ trên giấy phép kinh doanh nhằm xác định thuế môn bài phải nộp như sau:

Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư Mức thuế môn bài cả năm Bậc
Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm Bậc 1
Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm Bậc 2
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm Bậc 3

 

Bạn nên đọc Hướng dẫn nộp tờ khai thuế môn bài qua mạng 2019, để biết cách nộp tờ khai trực tuyến.

Chú ý: 

– Nếu thành lập trong 6 tháng đầu năm: Phải nộp thuế Môn bài cả năm
– Nếu thành lập trong 6 tháng cuối năm (từ 01/07 về cuối năm): Sẽ nộp thuế Môn bài: 1/2 năm.

Trên đây là những thông tin chi tiết về lưu ý khi thay đổi vốn điều lệ, để việc thực hiện được nhanh chóng và tiết kiệm, Kế toán Gtax khuyên Bạn nên sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi cam kết  Bạn sẽ hài lòng với chi phí và sự chuyên nghiệp từ nhân viên tư vấn Gtax.

Và đặc biệt chỉ duy nhất Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Gtax cam kết hoàn 100% chi phí nếu Bạn KHÔNG HÀI LÒNG về dịch vụ hoặc thái độ của nhân viên.

Leave a Reply