Lập chi nhánh bán lẻ những điều cần lưu ý

Kế toán Gtax xin chia sẻ một số lưu ý khi quý khách hàng muốn lập chi nhánh bán lẻ như sau:

1. Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Khoản 2 Điều 26 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định định chi tiết về luật thương mại và luật quản lý ngoại thương quy định về thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:

2. Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

a) Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có thời hạn tương ứng với thời hạn còn lại trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tương ứng với thời hạn được ghi trong tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

b) Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp;

c) Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được gia hạn thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Như vậy, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tương ứng với thời hạn còn lại trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tương ứng với thời hạn được ghi trong tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ trong trường hợpkhông có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp.

2. Điều kiện lập cơ sở bán lẻ thứ nhất

Điều 22 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại và quản lý ngoại thương về hoạt động buôn bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định về điều kiện lập cơ sở bán lẻ thứ nhất như sau:

Điều 22. Điều kiện lập cơ sở bán lẻ

1. Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất

a) Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;

b) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;

c) Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.

Như vậy, để thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất cần đáp ứng yêu cầu:

– Có kế hoạch tài chính

– Không nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam 1 năm.

– Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp.

3. Có thể xin giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất trong cùng tỉnh/thành phố và cùng một thời điểm không?

Điều 5 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại và quản lý ngoại thương về hoạt động buôn bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định về giấy phép lập cơ sở bán lẻ như sau:

Điều 5. Cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

…………………………………..

4. Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ thứ nhất cùng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.

Theo quy định, lập cơ sở bán lẻ thứ nhất cùng tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì có quyền đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Do đó, công ty hoàn toàn có thể xin cấp 2 giấy phép này cùng thời điểm, tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm cho doanh nghiệp..

Leave a Reply