Ghi mã ngành nghề kinh doanh thế nào cho đúng?

Hiện nay trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không còn thể hiện ngành nghề kinh doanh nữa. Tuy nhiên, khi mới thành lập doanh nghiệp và thay đổi ngành nghề kinh doanh vẫn là những công việc mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện. 

Nơi tra cứu mã ngành nghề kinh doanh?

Phần lớn mọi người tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trực tiếp tại hoặc tại Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp. Hoặc bạn có thể tra cứu dễ dàng tại mục Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh của Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Gtax.

Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý có một số ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề (Xem chi tiết tại đây)

Phải chọn mã ngành cấp mấy?

Đây là nguyên tắc đáng lưu ý mà nhiều người thường xuyên thực hiện không đúng, dẫn đến bị trả hồ sơ khi thực hiện thủ tục với các cơ quan nhà nước.

Cần biết rằng, hệ thống mã ngành theo quy định của pháp luật hiện hành phân hóa từ cấp 1 cho đến cấp 5 tương ứng với số chữ số trong mã ngành đó.

Theo nguyên tắc, khi chọn mã ngành để đăng ký, doanh nghiệp phải đăng ký bằng mã ngành cấp 4 (có 4 số) sau đó bổ sung mã ngành cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết phù hợp với quy định của pháp luật.

Ví dụ: Doanh nghiệp bán mỹ phẩm đăng ký mã ngành như sau:

4649 – Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

Khi nào bắt buộc phải ghi thêm mã ngành cấp 5?

Thực tế, có không ít trường hợp bị từ chối hồ sơ và doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục nhiều lần chỉ vì thiếu chi tiết mã ngành.

Trong một số trường hợp, việc chỉ ghi nhận mã ngành cấp 4 là chưa đủ, mà người ghi mã ngành phải bổ sung thêm diễn giải chi tiết của ngành nghề đó hoặc mã ngành cấp 5 phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình.

Do đó, việc xác định trường hợp nào phải ghi thêm ngoài việc chọn mã ngành nghề cấp 4 cũng là một lưu ý rất quan trọng.

Việc diễn giải chi tiết hoặc mã ngành cấp 5 là vô cùng cần thiết trong các trường hợp sau:

1. Đối với ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện (về vốn pháp định, chứng chỉ,…), danh mục ngành nghề kinh doanh cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh, ngoài mã ngành cấp 4, phải ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.

Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất con dấu phải đăng ký mã ngành

8299 – “Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu”

 diễn giải chi tiết: “Sản xuất con dấu”

Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý có một số “Ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định

2. Đối với các ngành nghề không được ghi nhận thành một ngành nghề cụ thể  trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (không có mã ngành riêng), nhưng được quy định trong các văn bản pháp luật khác, thì ghi nhận thêm theo quy định tại các văn bản đó.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể chọn mã ngành cấp 4 có liên quan đến ngành nghề mình kinh doanh và thường có các dạng cấu trúc sau:

– Hoạt động …khác

– Hoạt động có liên quan đến … khác

– Hoạt động … chưa được phân vào đâu.

– … khác

– … chưa được phân vào đâu.

Đồng thời, sau đó có thể ghi thêm mã ngành cấp 5 phù hợp rồi bổ sung thêm diễn giải chi tiết bên dưới hoặc ghi trực tiếp chi tiết sau mã ngành cấp 4.

Ví dụ: Doanh nghiệp bán mỹ phẩm đăng ký mã ngành như sau:

4649 – Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

46493 – Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

Diễn giải chi tiết: Bán nước hoa, mỹ phẩm nhập khẩu

Lưu ý:

Trên đây là những thông tin chi tiết về Ghi mã ngành, nghề kinh doanh, để việc thành lập doanh nghiệp được nhanh chóng và tiết kiệm, Kế toán Gtax khuyên Bạn nên sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi cam kết  Bạn sẽ hài lòng với chi phí và sự chuyên nghiệp từ nhân viên tư vấn Gtax.

Và đặc biệt chỉ duy nhất Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Gtax cam kết hoàn 100% chi phí nếu Bạn KHÔNG HÀI LÒNG về dịch vụ hoặc thái độ của nhân viên.

Leave a Reply