Đăng ký Bảo hộ sáng chế trong công ty TNHH

Doanh nghiệp có quyền đăng ký sáng chế khi thực hiện đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc hoặc thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật.

Trường hợp doanh nghiệp cùng với tổ chức, cá nhân khác tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký sáng chế và quyền đăng ký này chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Sáng chế là gì?

 là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Giải pháp kỹ thuật ở đây là tập hợp những thông tin về cách thức và/hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể.

Điều kiện đăng ký sáng chế:

Để có thể tiến hành đăng ký bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế tại Việt Nam cần chú ý đối tượng đăng ký phải đáp ứng đủ ba tiêu chuẩn sau:

1. Có tính mới: tức là sáng chế chưa được bộc lộ công khai dưới dưới hình thức công bố, sử dụng hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế.

2. Có trình độ sáng tạo: các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

3. Có khả năng áp dụng công nghiệp: nội dung sáng chế có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình và thu được kết quả ổn định.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp muốn được bảo hộ sáng chế dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Có tính mới.

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Thành phần hồ sơ:

A. Đối với trường hợp sáng chế KHÔNG thuộc sở hữu chung

Cần chuẩn bị các tài liệu sau đây:

1. Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế;

2. Bản mô tả (bao gồm cả hình vẽ, nếu có);

3. Bản tóm tắt;

4. Yêu cầu bảo hộ;

5. Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế cho cá nhân hoặc Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện);

6. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

7. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

8. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

B. Đối với trường hợp sáng chế thuộc sở hữu chung

Trường hợp này thì văn bằng bảo hộ sẽ chỉ được cấp cho người đầu tiên trong danh sách những người nộp đơn chung. Các chủ sở hữu chung khác có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp phó bản văn bằng bảo hộ sáng chế. (Phó bản văn bằng bảo hộ này có giá trị tương đương với văn bằng bảo hộ).

Lưu ý: Nếu yêu cầu cấp phó bản đã được thể hiện trong tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế thì doanh nghiệp không phải nộp bộ hồ sơ như nêu trên.

Để yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các tài liệu sau đây:

1. Tờ khai cấp phó bản văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp 

2. Giấy ủy quyền nộp hồ sơ yêu cầu cấp phó văn bằng bảo hộ sáng chế cho cá nhân hoặc Giấy ủy quyền nộp hồ sơ yêu cầu cấp phó văn bằng bảo hộ sáng chế cho tổ chức (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);

3. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Nơi nộp hồ sơ:

Doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký sáng chế bằng cách trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Thời hạn giải quyết:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

– Công bố đơn: trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn;

– Thẩm định nội dung: Không quá 18 tháng kể từ ngày công bố Đơn yêu cầu thẩm định nội dung đăng ký sáng chế ;

Lưu ý: Trường hợp đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế (Hiệp ước PCT) có nguồn gốc Việt Nam thì đơn được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ phải được làm bằng tiếng Anh. Mỗi đơn được làm thành 03 bản. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về Đăng ký bảo hộ sáng chế trong Công ty TNHH MTV, để việc thực hiện được nhanh chóng và tiết kiệm, Kế toán Gtax khuyên Bạn nên sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ của chúng tôi. Chúng tôi cam kết  Bạn sẽ hài lòng với chi phí và sự chuyên nghiệp từ nhân viên tư vấn Gtax.

Và đặc biệt chỉ duy nhất Gtax cam kết hoàn 100% chi phí nếu Bạn KHÔNG HÀI LÒNG về dịch vụ hoặc thái độ của nhân viên.

Leave a Reply