Quyết toán thuế là gì

Doanh nghiệp, cá nhân có thu nhập hàng năm theo qui định phải tiến hành thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế theo qui định. Năm quyết toán thuế thường được tính theo năm dương lịch, tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ.

Vậy quyết toán thuế là gì?

Quyết toán thuế là việc rà soát lại, xác định lại toàn bộ những công việc hay số liệu đã thực hiện của cá nhân, doanh nghiệp với một đơn vị nào đó về giá, khối lượng, tính hợp lệ… Bên cạnh đó có thể xem quyết toán thuế như là xác định lại số liệu kế toán của doanh nghiệp trong một giai đoạn cụ thể nào đó.

Hiện tại, Doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện các quyết toán thuế sau quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN, quyết toán thuế GTGT, quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt,….

Để nhằm đảm bảo nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân và doanh nghiệp nộp thuế cho nhà nước, giảm thiểu chi phí và thời gian cho người đi nộp thuế cho nên cơ quan thuế đã triển khai hình thức kê khai thuế qua internet.

quyết toán thuế là gì
Quyết toán thuế là việc rà soát lại, xác định lại toàn bộ những công việc hay số liệu đã thực hiện

Vấn đề quan tâm khi quyết toán thuế?

Không chỉ bạn mới gặp vấn đề về Quyết toán thuế, những mối quan tâm của bạn khi có quyết định thanh tra quyết toán thuế như: tình trạng hoá đơn, sổ sách kế toán, tính hợp lệ của chứng từ…hay vấn đề quan trọng nhất là số thuế bị truy thu bao nhiêu? Gtax đã thống kê những vấn đề chính được rất nhiều doanh nghiệp gặp phải trong thời gian qua như sau:

  1. Số tiền thuế truy thu sau quyết toán lớn hơn rất nhiều so với số thuế đã tự kê khai và nộp thuế trước đó?
  2. Cần chuẩn bị những hồ sơ, báo cáo nào?
  3. Hoá đơn, chứng từ thiếu, mất sẽ phải xử lý thế nào?
  4. Hồ sơ sổ sách và chứng từ không phù hợp quy định bị phạt như thế nào?
  5. Hồ sơ kế toán bị sai lệch được xử lý ra sao?
  6. Đâu là những khoản mục trọng yếu trong quyết toán thuế?
  7. Số liệu kế toán không thống nhất giữa các thời kỳ?
  8. Những rủi ro về chứng từ kế toán có thể gặp phải là gì?
  9. Giải trình quyết toán thuế thế nào?
  10. Có mất nhiều thời gian khi giải trình không?
  11. ……và còn rất nhiều các vấn đề của riêng doanh nghiệp bạn.

Đừng ngần ngại hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn chính xác và nhanh nhất…

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Thời gian thực hiện quyết toán

Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính (đối với các doanh nghiệp lựa chọn kỳ kế toán khác năm dương lịch),

Hồ sơ quyết toán thuế

Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đến Chi cục Thuế quản lý trực tiếp, bao gồm các giấy tờ sau:

  1. Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
  2. Báo cáo tài chính năm;
  3. Giấy ủy quyền
  • Doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế (trừ trường hợp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hàng tháng theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu và thuế suất). Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu : Doanh thu tính thuế; chi phí hợp lý; thu nhập chịu thuế; số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp trong năm; số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài cho các khoản thu nhập đã nhận được từ nước ngoài; số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thiếu hoặc nộp thừa theo qui định của Bộ Tài Chính.
  • Năm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo năm dương lịch, trường hợp cơ sở kinh doanh được phép áp dụng năm tính thuế khác với năm tài chính nêu trên thì được quyết toán theo năm tài chính đó. Đối với cơ sở kinh doanh bị sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản thì vẫn phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế đến thời điểm sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản.
  • Doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo tài chính năm đã được công khai để lên báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp một cách chính xác trung thực. Nếu cơ quan thuế kiểm tra phát hiện các số liệu trong báo cáo quyết toán thuế không đúng làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì ngoài việc nộp đủ số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, còn bị phạt tiền về khai man thuế, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Thời hạn nộp báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đối với trường hợp sáp nhập, chia tách, giải thể phá sản thời gian nộp báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là sau 45 ngày, kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động;
  • Doanh nghiệp phải nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu theo báo cáo quyết toán thuế thu nhâp doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quy định phải nộp báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế. Nếu sau 10 ngày không nộp thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu, còn phải nộp phạt chậm nộp.

Lưu ý: Doanh nghiệp có phát sinh doanh thu hay không phát sinh doanh thu thì vẫn phải nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN theo năm.

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (năm tính thuế), doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân dù phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế trong năm và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.

Trường hợp doanh nghiệp không phát sinh trả thu nhập từ tiền lương, tiền công trong thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là TNCN).

Đối với các cá nhân có thu nhập thường xuyên

a. Nguyên tắc quyết toán thuế TNCN:

  • Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập thường xuyên quyết toán theo từng năm dương lịch, cuối năm hoặc sau khi hết hạn hợp đồng trong năm, cá nhân thực hiện kê khai quyết toán thuế thu nhập theo quy định sau:

    • Tổng hợp tất cả các nguồn thu nhập trong năm, tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trên tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và nộp tờ khai cho tổ chức ủy nhiệm thu hoặc nộp cho cơ quan thuế (ứng với trường hợp cá nhân trực tiếp nộp thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế).
    • Thời hạn nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân không quá ngày 30 tháng 1 năm sau hoặc không quá 20 ngày sau khi kết thúc hợp đồng.
    • Tổ chức ủy nhiệm thu hoặc cơ quan thuế kiểm tra, tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trên tờ khai, đối chiếu với số đã nộp để xác định số thuế thu nhập cá nhân thiếu phải nộp thêm hoặc số thuế thu nhập cá nhân thừa được hoàn lại và lập bảng tổng hợp quyết toán thuế thu nhập cá nhân .
    • Tổ chức ủy nhiệm thu hoặc cá nhân trực tiếp nộp thuế thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế chậm nhất không quá ngày 28 tháng 2 năm sau hoặc 30 ngày kể từ khi hết hạn hợp đồng.
  • Trường hợp cá nhân trong thời gian khác nhau của năm mà làm việc ở nhiều nơi thì thuế thu nhập cá nhân hàng tháng được khấu trừ tại nguồn, hết năm phải kê khai, quyết toán tại nơi làm việc cuối cùng của năm.
  • Trường hợp cá nhân trong cùng thời gian của năm đồng thời làm việc và có thu nhập từ nhiều nơi thì phải tổng hợp kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại nơi có thu nhập cao nhất hoặc thuận lợi nhất.
quyết toán thuế TNCN
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập thường xuyên quyết toán theo từng năm dương lịch

b. Quyết toán thuế TNCN đối với người Việt Nam, cá nhân khác định cư tại Việt Nam

  • Trường hợp trong năm tính thuế thu nhập cá nhân chỉ làm việc ở trong nước:

    • Cá nhân tổng hợp kê khai toàn bộ thu nhập thường xuyên trong năm dương lịch chia cho 12 tháng để tính thu nhập chịu thuế bình quân tháng, nếu có một số tháng không có thu nhập thì cũng phải kê khai để tính bình quân. Căn cứ thu nhập chịu thuế bình quân tháng và biểu thuế áp dụng đối với người trong nước tính số thuế thu nhập cá nhânphải nộp cả năm, đối c,/hiếu với số đã nộp hàng tháng, xác định số thuế thu nhập cá nhân còn thiếu phải nộp thêm (hoặc số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa cần hoàn lại).
  • Trường hợp trong năm vừa làm việc ở trong nước, vừa làm việc ở nước ngoài, có thu nhập phát sinh ở Việt Nam và ngoài Việt Nam:

    • Thu nhập chịu thuế cũng được tính bình quân tháng trên cơ sở tổng thu nhập cả năm chia cho 12 tháng và xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo các biểu thuế tương ứng: Thời gian ở Việt Nam tính theo biểu thuế người trong nước, thời gian ở nước ngoài tính theo biểu thuế người nước ngoài.

c. Quyết toán thuế đối với người nước ngoài:

  • Thuế thu nhập cá nhân thường xuyên của người nước ngoài được kê khai quyết toán theo tiêu thức cư trú. Các cá nhân có trách nhiệm kê khai chính xác số ngày có mặt tại Việt Nam, thu nhập chịu thuế để tính thời gian cư trú và tính thu nhập phải nộp tại Việt Nam.
  • Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 30 ngày đến 182 ngày trong năm tính thuế thu nhập cá nhân phải:

    • Kê khai tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và quyết toán số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo thuế suất thống nhất 10%.
    • Trường hợp do tính chất công việc mà thường xuyên ra vào công tác tại Việt Nam trong khoản thời gian từ 2 năm trở lên nếu tổng số ngày có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế thu nhập cá nhân, thì biểu thuế được tính như của đối tượng cư trú và tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo số tháng ở Việt Nam, tháng được tính là 30 ngày.
  • Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế thu nhập cá nhân phải:

    • Kê khai tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam trong năm tính thuế thu nhập cá nhân chia cho 12 tháng để tính thu nhập bình quân tháng. Căn cứ thu nhập chịu thuế bình quân tháng và biểu thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với người nước ngoài tính số thuế phải nộp cả năm, đối chiếu với số đã nộp hàng tháng, xác định số thuế thu nhập cá nhân còn thiếu phải nộp thêm (hoặc số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa cần hoàn lại).

Đối với cá nhân có thu nhập không thường xuyên

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập không thường xuyên thì nộp từng lần phát sinh thu nhập. Tổ chức ủy nhiệm thu cấp tờ khai thuế thu nhập cá nhân cho người có thu nhập để kê khai thu nhập chịu thuế, thực hiện tính thuế, khấu trừ tiền thuế và đồng thời phải thực hiện việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân ngay trên tờ khai  trước khi chi trả thu nhập cho người có thu nhập.

Đối tượng không phải thực hiện quyết toán thuế TNCN

  • Cá nhân KHÔNG phải thực hiện quyết toán thuế TNCN:

bao gồm:

    1. Cá nhân cư trú có số thuế TNCN nộp thừa mà không có nhu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vảo kỳ khai thuế tiếp theo.
    2. Cá nhân cư trú đã nộp đủ số thuế TNCN phải nộp trong năm.
    3. Cá nhân không cư trú tại Việt Nam có phát sinh khấu trừ hoặc tạm nộp trong năm.
  •  Doanh nghiệp/tổ chức KHÔNG phải thực hiện quyết toán thuế TNCN:
    1. Những doanh nghiệp/ tổ chức không có phát sinh việc chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công.
    2. Những doanh nghiệp/tổ chức trả thu nhập đã giải thể, chấm dứt hoạt động có phát sinh trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì doanh nghiệp/tổ chức trả thu nhập không thực hiện quyết toán thuế TNCN, chỉ cần cung cấp cho cơ quan thuế danh sách cá nhân đã chi trả thu nhập trong năm (nếu có) chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định giải thể hoặc chấm dứt hoạt động.

Quyết toán Thuế GTGT

Tất cả doanh nghiệp đều phải thực hiện việc quyết toán thuế GTGT hàng năm cho cơ quan thuế, thông qua lập tờ khai và gửi tờ khai quyết toán thuế tới cơ quan có thẩm quyền.

Doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế GTGT theo năm dương lịch. Đồng thời, việc đăng ký nộp thuế phải được tiến hành chậm nhất không quá 60 ngày, tính từ ngày 31/12 của năm quyết toán thuế.

Tờ khai quyết toán thuế GTGT áp dụng theo mẫu kèm theo Thông tư 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000, để gửi tới cơ quan thuế trực thuộc, hoặc gửi online trên cổng thông tin Tổng cục Thuế.

Lưu ý:

Những đơn vị kinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể hay phá sản thì sẽ phải thực hiện quyết toán thuế GTGT với cơ quan thuế chậm nhất 45 ngày, tính từ ngày sáp nhập hợp nhất, chia tách giải thể hay phá sản.

Đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Tất cả doanh nghiệp đều phải thực hiện việc quyết toán thuế GTGT hàng năm

Những lưu ý quan trọng khi quyết toán thuế GTGT

  1. Doanh nghiệp khi thực hiện quyết toán thuế GTGT vào cuối năm theo năm dương lịch, chậm nhất không quá 60 ngày, tính từ 31/12 của năm quyết toán thuế. Đối với các trường hợp Doanh nghiệp được áp dụng chế độ quyết toán tài chính khác thì vẫn phải đảm thuế quyết toán thuế theo đúng năm dương lịch.
  2. Doanh nghiệp phải đảm bảo kê khai toàn bộ số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp, số thuế GTGT được hoàn của năm, số thuế GTGT còn thiếu hay số thuế GTGT nộp thừa tính đến thời điểm quyết toán thuế.
  3. Doanh nghiệp đảm bảo kê khai đầy đủ các chỉ tiêu, số liệu theo như biễu mẫu quyết toán thuế GTGT được quy định sau đó tới cơ quan thuế trực thuộc bằng hình thức nộp trực tuyến. 
  4. Doanh nghiệp có trách nhiệm phải nộp số thuế GTGT còn thiếu vào trong Ngân sách Nhà nước chậm 10 ngày, tính từ ngày nộp báo cáo quyết toán thuế GTGT. Đối với những trường hợp nộp thừa thì sẽ được trừ vào số thuế GTGT phải nộp của kỳ tiếp sau đó. Trường hợp đơn vị kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế thì sẽ được hoàn trả lại.
  5. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu. Trường hợp kê khai, báo cáo sai thực tế nhằm trốn thuế, lậu thuế sẽ bị xử phạt theo quy định.

Xem chi tiết “8 lưu ý khi thực hiện Quyết toán thuế GTGT

Quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt

Là loại thuế mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ phải chịu, phải quyết toán theo quy định sau:

  1. Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải thực hiện quyết toán tài chính theo chế độ Nhà nước quy định; trên cơ sở quyết toán tài chính, cơ sở thực hiện quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt hàng năm với cơ quan thuế.
  2. Cơ sở phải kê khai toàn bộ các chỉ tiêu về số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp, số thuế tiêu thụ đặc biệt còn thiếu hay sốthuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa đến thời điểm quyết toán theo mẫu quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt  và gởi đến cơ quan thuế trong thời hạn quy định. Năm quyết toán được tính theo năm dương lịch, trường hợp cơ sở kinh doanh được áp dụng năm quyết toán tài chính khác với năm dương lịch thì vẫn phải quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt theo năm dương lịch. Thời hạn cơ sở sản xuất kinh doanh phải nộp quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt cho cơ quan thuế chậm nhất không quá 60 ngày, kể từ ngày 31/12 của năm quyết toán thuế.

Trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua chi nhánh, đơn vị trực thuộc ở khác địa phương nơi sản xuất, khi quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt căn cứ vào doanh thu bán hàng thực tế của các chi nhánh, cơ sở trực thuộc bán ra.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước sau 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu nộp thừa được trừ vào số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của kỳ tiếp sau, hoặc được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định.

Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, thay đổi ngành nghề kinh doanh thì cơ sở phải thực hiện quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế và gởi báo cáo quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt cho cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định về thay đổi nêu trên và phải nộp đủ số thuế tiêu thụ đặc biệtcòn thiếu vào NSNN trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định.

  • Cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu cơ sở kinh doanh báo cáo sai, để trốn lậu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Sử dụng dịch vụ quyết toán thuế

Sử dụng dịch vụ Quyết toán thuế/kế toán trọn gói của Gtax hồ sơ sổ sách của doanh nghiệp được chuyên nghiệp hơn, tình hình tài chính – kế toán được kiểm soát tốt và đặc biệt  sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho Bạn.

quyết toán thuế
Sử dụng dịch vụ Quyết toán thuế của Gtax hồ sơ sổ sách của doanh nghiệp được chuyên nghiệp hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian…

Nội dung công việc Gtax sẽ thực hiện

chi tiết như sau:  

  1. Kiểm tra và đối chiếu toàn bộ hiện trạng hệ thống số liệu sổ sách của doanh nghiệp
  2. Phối hợp với doanh nghiệp cân đối lại doanh thu, lãi, lỗ.
  3. Kiểm tra tính hợp lệ của hoá đơn, chứng từ.
  4. Phân loại và sắp xếp chứng từ kế toán.
  5. Lập phiếu thu -chi, phiếu nhập hàng…hàng tháng
  6. Xuất sổ nhật ký chung, sổ quỹ tiền mặt.
  7. Lập các bãng phân bổ công cụ, dụng cụ, chi phí trả trước, chờ kết chuyển.
  8. Tính và lập khấu hao tài sản cố định.
  9. Kiểm tra số liệu và hạch toán trên phần mềm kế toán chuyên dụng.
  10. Kết chuyển, tổng hợp thông tin để lập sổ sách, báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh.
  11. Phối hợp xử lý các sai phạm về thuế
  12. Lập và in các loại báo cáo quyết toán thuế.

Tư vấn và thực hiện các công việc khác

Bao gồm:

  1. Cùng bạn xác định rõ những rủi ro có thể gặp phải qua việc kiểm tra hồ sơ và giải pháp cho bạn.
  2. Tư vấn và giúp bạn hoàn thiện hồ sơ đầy đủ để quyết toán.
  3. Tư vấn các nội dung có liên quan trong quá trình tổng hợp thông tin để lập báo cáo quyết toán thuế.
  4. Tư vấn điều chỉnh, cân đối số liệu chứng từ kế toán, doanh thu, lãi lỗ.
  5. Giảm thiểu các nguy cơ rủi ro về phạt thuế, phạt vi phạm, và truy thu thuế.
  6. Thay mặt bạn làm việc với đoàn kiểm tra thuế một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian của bạn.
  7. Mang lại lợi ích về thuế lớn nhất cho công ty của bạn.
  8. Lợi ích có được lớn hơn nhiều so với chi phí dịch vụ phải trả.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về cho quý khách hàng biết và hiểu rõ hơn về quyết toán thuế là gì, nếu cần tư vấn về dịch vụ kế toán hoặc sử dụng dịch vụ quyết toán thuế xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết.

  • Website: https://gtax.vn/
  • Tel: (028) 2221 6789
  • Hot line: 0909 411 148
  • Email: support@gtax.vn

Leave a Reply